+
Aa
-
like
comment

Không có lợi ích nào lớn hơn lợi ích quốc gia!

Hồn Vân - 22/04/2020 17:45

Cách đây mấy tiếng, Reuter đã đăng bài viết độc quyền có tiêu đề “Facebook đồng ý kiểm duyệt bài đăng sau khi Việt Nam làm chậm lưu lượng”. Trong đó, đề cập tới nội dung “Facebook đồng ý tăng đáng kể sự kiểm duyệt các bài đăng chống đối nhà nước và chính quyền” do áp lực từ phía Việt Nam, nhất là hoạt động bóp băng thông, đánh sập các máy chủ ngoại tuyến khiến Facebook không truy cập được.

Đồng thời, trên hàng loạt các trang cá nhân của các đối tượng phản động, đều đăng thông tin liên quan đến việc trang cá nhân bị hạn chế tiếp cận. Mới nhất, Trịnh Bá Phương vừa thông báo các bài viết của anh ta về vụ việc Đồng Tâm bị đồng loạt ẩn, một tín hiệu cho thấy sự can thiệp của nhà cung cấp dịch vụ Facebook. Mà anh ta không hề biết rằng, các bài viết của anh đều đưa tin sai sự thật về Đồng Tâm, kích động, chống phá mà không có một luận chứng xác thực nào. Đó là lý do các bài viết của anh bị Facebook xoá, đây là mọi nỗ lực mà Việt Nam đã cố gắng thoả thuận để buộc doanh nghiệp này tuân thủ theo luật pháp Việt Nam.

Đã từ lâu, Việt Nam trở thành một một thị trường quá béo bở với Facebook. 65 triệu tài khoản, 300 triệu USD một năm, đó là thống kê chưa đầy đủ.

Trong khi thu được bộn tiền ở Việt Nam, Facebook đã làm gì, không đóng góp gì cho Việt Nam. Không làm gì, Facebook cho các trang mạng phản động quảng cáo, tăng tiếp cận; buông lỏng kiểm duyệt các clip bạo lực, đồi trụy, quảng bá vũ khí, thuốc kích dục,… với một lý do: đó là quyền tự do, thuộc tiêu chuẩn cộng đồng của chúng tôi.

Trong lúc đang bối rối vì dịch bệnh Covid-19, thì thật đáng buồn, tin giả, tin đồn thất thiệt trên mạng xã hội xuất hiện dày đặc, phát tán những thông tin gây hoang mang về dịch bệnh. Mạng xã hội đang dẫn đầu về phát tán các loại tin giả mà Facebook cũng là kẻ dẫn đầu.

Một vụ việc đã khiến lực lượng an ninh đau đầu đó là vụ một tài khoản đã đăng tải thông tin về bệnh nhân số 17 nhiễm Covid-19 đã tham sự kiện khai trương Uniqlo tại phố Phạm Ngọc Thạch và đến một quán bar ở Tạ Hiện trước khi được đưa vào cơ sở y tế cách ly bắt buộc do dương tính với virus SARS-CoV-2 khiến không ít người dân hoang mang. Thông tin này được lan truyền chóng mặt và tiềm ẩn những nguy cơ về an ninh trật tự.

Trước thực trạng đó, Việt Nam đã buộc phải ra chính sách phạt 10-20 triệu đồng cho hành vi tung tin giả, sai sự thật lên mạng. Nhưng điều đó vẫn chưa đủ ngăn chặn nếu phía Facebook không có những biện pháp hữu hiệu để ngăn chặn tình trạng này. Và nếu Facebook không hợp tác để giúp Việt Nam kiểm duyệt các bài đăng, liệu tình trạng tin giả lộng hành có chấm dứt?

Chúng ta chi bao nhiêu tiền để đảm bảo an ninh trật tự, tạo điều kiện cho các công ty nước ngoài, trong đó có Facebook thoải mái kiếm tiền, nhưng họ không hề có trách nhiệm gì với Việt Nam. Đó là điều không thể chấp nhận được.

Không có bằng chứng rõ ràng về Việt Nam hạn chế băng thông đối với Facebook. Tuy nhiên, một sự thật rõ ràng là từ sau khi Luật An ninh mạng được ban hành, Việt Nam đã mạnh tay hơn trong việc ngăn chặn tin xấu, độc trên Internet, nhất là trên mạng xã hội Facebook. Nhờ đó mà tình hình trật tự an ninh trên không gian mạng đã được kiểm soát tốt, xử lý kịp thời.

Bộ Thông tin và truyền thông nhiều lần công khai yêu cầu Facebook tuân thủ pháp luật Việt Nam, thậm chí, đề xuất xử phạt với Facebook, để tạo áp lực buộc Facebook phải chấp nhận. Và Facebook phải chấp nhận. Việt Nam đang thể hiện một chân lý: ở Việt Nam, không thể có lợi ích nào lớn hơn lợi ích quốc gia. Kẻ nào muốn làm ăn trên lãnh Việt Nam phải tuân thủ theo pháp luật Việt Nam! Kẻ nào không thực hiện xin mời khỏi Việt Nam!

Hồn Vân

* Bài viết thể hiện văn phong và quan điểm riêng của tác giả

Bài mới
Đọc nhiều