+
Aa
-
like
comment

Không phải chiến thắng Điện Biên Phủ, đây mới là trận đánh cuối giữa Pháp và Việt Nam

14/03/2021 11:23

Sau chiến thắng Điện Biên Phủ, trận Đắk Pơ là trận đánh lớn cuối cùng, trong cuộc kháng chiến chống Pháp của QĐND Việt Nam và cũng là chiến thắng lớn nhất của Quân đội ta trên chiến trường Liên khu 5.

Tháng 6/1954, do lo ngại nguy cơ bị bao vây như ở Điện Biên Phủ, Bộ Chỉ huy quân đội Pháp ở Đông Dương, quyết định nhanh chóng rút bỏ căn cứ An Khê về Pleiku cách đó 80 km. Binh đoàn cơ động 100, gồm 3 tiểu đoàn bộ binh và các đơn vị pháo binh, thiết giáp, công binh, thông tin… được lệnh hành quân bằng cơ giới theo Quốc lộ 19.
Chiến tranh Việt Nam: Đâu là trận đánh cuối giữa Pháp và Việt Nam? - Ảnh 2.
Binh đoàn 100 dự kiến sẽ hội quân tại Pleiku với binh đoàn cơ động 42 và binh đoàn dù số 1 ở cây số 22. Binh đoàn 100 của Pháp là đơn vị thiện chiến, đã từng tham gia chiến tranh thế giới thứ 2, chiến tranh Triều Tiên với nhiều chiến công.
Chiến tranh Việt Nam: Đâu là trận đánh cuối giữa Pháp và Việt Nam? - Ảnh 3.
Trung đoàn 96 bộ binh (thiếu) của Quân đội Việt Minh, do Trung đoàn trưởng Nguyễn Minh Châu chỉ huy, gồm Tiểu đoàn bộ binh 40, Tiểu đoàn bộ binh 79 (thiếu), hai đại đội hoả lực trực thuộc trung đoàn, trang bị 6 cối 81mm, 4 ĐKZ 57 mm, 11 SKZ 60 mm và một số súng phóng bom.
Chiến tranh Việt Nam: Đâu là trận đánh cuối giữa Pháp và Việt Nam? - Ảnh 4.
Binh đoàn cơ động 100 (GM100) do Đại tá Barrou chỉ huy, gồm Trung đoàn Triều Tiên, được xây dựng từ tiểu đoàn Triều Tiên tham gia chiến đấu ở Triều Tiên từ 1950-1953, nằm trong đội hình Sư đoàn bộ binh số 2 của Mỹ; nổi tiếng vì các trận Chipyong Ni, Vonju, Arrowhedd Ridge ở Triều Tiên.
Chiến tranh Việt Nam: Đâu là trận đánh cuối giữa Pháp và Việt Nam? - Ảnh 5.
Lực lượng chính gồm: Tiểu đoàn 1 Triều Tiên do Thiếu tá Kleinmann chỉ huy, Tiểu đoàn 2 Triều Tiên do Thiếu tá Guinard chỉ huy, Tiểu đoàn dã chiến thuộc trung đoàn bộ binh thuộc địa 43 do Thiếu tá Muller chỉ huy, Tiểu đoàn 2 thuộc trung đoàn pháo binh thuộc địa số 10, Đại đội 3 thuộc trung đoàn kỵ binh thiết giáp số 5 “Hoàng gia Ba Lan” và tiểu đoàn khinh quân 520.
Chiến tranh Việt Nam: Đâu là trận đánh cuối giữa Pháp và Việt Nam? - Ảnh 6.
Binh đoàn cơ động 100 rời căn cứ An Khê lúc 03 giờ 00 ngày 24/6/1954. Đội hình binh đoàn được chia thành 4 cụm, với tiểu đoàn dã chiến 43 đi đầu, tiểu đoàn khinh quân 520 đi cùng đại đội thiết giáp và cơ quan chỉ huy binh đoàn, tiếp đó là tiểu đoàn 2 và tiểu đoàn 1 Triều Tiên. Mỗi tiểu đoàn đều được tăng cường 1 đại đội pháo 105mm.
Chiến tranh Việt Nam: Đâu là trận đánh cuối giữa Pháp và Việt Nam? - Ảnh 7.
Trung đoàn 96 triển khai đội hình ở khu vực cây số 15, trận đánh bắt đầu lúc 14 giờ 20, bằng hoả lực dữ dội của súng cối, súng không giật, phóng bom và súng máy. Ngay loạt đạn đầu, các xe thông tin và xe thiết giáp đã bị phá hủy và cả ba sĩ quan cao cấp nhất của binh đoàn 100 đều bị loại khỏi vòng chiến đấu. Tư lệnh Binh đoàn, đại tá Barrou bị thương nặng.
Chiến tranh Việt Nam: Đâu là trận đánh cuối giữa Pháp và Việt Nam? - Ảnh 8.
Tiểu đoàn khinh quân 520 tan rã nhanh chóng và bỏ chạy vào rừng. Các tiểu đoàn còn lại của Pháp dù bị bất ngờ và thiếu sự chỉ huy thống nhất vẫn cố gắng tổ chức lại lực lượng, mở nhiều đợt phản kích nhưng đều thất bại. Không quân Pháp chi viện không hiệu quả vì khoảng cách hai bên quá gần nhau.
Thực dân Pháp phải co cụm, lợi dụng xe thiết giáp phòng thủ và tiếp tục bị hoả lực và bộ binh trung đoàn 96 tấn công gây thêm nhiều thương vong. Lúc 17 giờ 15, các tiểu đoàn Pháp được lệnh bỏ lại toàn bộ xe cộ để vượt vòng vây về hội quân với binh đoàn 42 và binh đoàn dù số 1 ở cây số 22.
Chiến tranh Việt Nam: Đâu là trận đánh cuối giữa Pháp và Việt Nam? - Ảnh 10.
Quân Pháp quyết định để lại toàn bộ thương binh cùng nhân viên và trang bị quân y, chia thành các toán nhỏ rút về cây số 15. Đến 19 giờ, toàn quân Pháp cuối cùng thoát khỏi vòng vây ở cây số 15. 11 giờ 30 ngày 25/6, đoàn đầu tiên đã liên lạc được với binh đoàn dù số 1 ở cây số 22.
Chiến tranh Việt Nam: Đâu là trận đánh cuối giữa Pháp và Việt Nam? - Ảnh 11.
Binh đoàn cơ động 42, binh đoàn dù số 1 và bộ phận còn lại của binh đoàn 100 tiếp tục hành quân về tới Pleiku ngày 29/6. Dọc đường, đoàn quân này bị Trung đoàn bộ binh 108 của ta phục kích hai lần vào ngày 28 và 29/6, gây thêm một số thương vong nữa.
Chiến tranh Việt Nam: Đâu là trận đánh cuối giữa Pháp và Việt Nam? - Ảnh 12.
Ngày 17/7/1954, tiểu đoàn 1 Triều Tiên gồm 450 lính và 47 xe cơ giới, phối thuộc cho binh đoàn cơ động 42 đi giải toả Quốc lộ 14 giữa Pleiku và Buôn Ma Thuột, đã bị Trung đoàn bộ binh 108 phục kích ở đèo Chư Đrê. Chỉ có 107 tên (trong đó có 53 thương binh), thoát về được thị xã Buôn Ma Thuột.
Chiến tranh Việt Nam: Đâu là trận đánh cuối giữa Pháp và Việt Nam? - Ảnh 13.
Binh đoàn cơ động 100 bị tổn thất 85% xe cơ giới, 100% pháo binh, 68% trang bị thông tin; 50% súng trường và súng máy bị tịch thu. Đại đội chỉ huy binh đoàn còn lại 84 người trên tổng số 222; Tiểu đoàn 2 pháo binh còn lại 215 tên trên tổng số 474.
Chiến tranh Việt Nam: Đâu là trận đánh cuối giữa Pháp và Việt Nam? - Ảnh 14.
Tiểu đoàn dã chiến 43, tiểu đoàn 1 và tiểu đoàn 2 Triều Tiên, thiệt hại hơn nửa quân số. Tiểu đoàn 520 hoàn toàn tan rã, hơn 200 người bị bắt. Đại tá Barrou và nhiều sĩ quan, binh sĩ bị bắt làm tù binh. Tổng thiệt hại của phía Pháp là gần 2.000, trong đó có 500 chết.
Chiến tranh Việt Nam: Đâu là trận đánh cuối giữa Pháp và Việt Nam? - Ảnh 15.
Quân ta thu 375 xe cơ giới, có 1 xe tăng và 229 xe còn nguyên, 18 khẩu đại bác 105mm cùng rất nhiều vũ khí, khí tài, quân trang, quân dụng. Đại tướng Võ Nguyên Giáp khen ngợi: “Đây là một trận vận động phục kích lớn, dũng cảm và linh hoạt, tận dụng được yếu tố bất ngờ, sử dụng lực lượng với hiệu quả cao, đánh trúng vào chỗ yếu của địch…”.
Chiến tranh Việt Nam: Đâu là trận đánh cuối giữa Pháp và Việt Nam? - Ảnh 16.
Về phía ta, Trung đoàn bộ binh 96 có hơn 87 chiến sĩ hy sinh và 200 chiến sĩ bị thương; lực lượng dân quân du kích và thanh niên xung phong có 60 hy sinh. Sau thất bại của Binh đoàn 100, các binh đoàn Pháp còn lại rất hoang mang, tinh thần rệu rã; chỉ 3 ngày sau khi rút bỏ Plei-ku, Pháp đã phải hạ bút ký Hiệp định Giơnevơ, chấm dứt cuộc chiến tranh Đông Dương. Nguồn ảnh: TH.

Minh Ngọc

Bài mới
Đọc nhiều