+
Aa
-
like
comment

Không dễ dàng đấu tranh với tội phạm tham nhũng lắm tiền, lắm quan hệ

Thái Thanh - 11/09/2019 10:07

Trong năm 2018, sau khi Quốc hội thông qua Luật phòng, chống tham nhũng thì cấp ủy, Ủy ban kiểm tra các cấp đã thi hành kỷ luật hơn 650 đảng viên do tham nhũng, cố ý làm trái. Từ đầu năm đến nay, 240 vụ án đã được xét xử với 517 bị cáo về tội phạm tham nhũng. Để loại bỏ những thành phần ăn hại này ra khỏi hệ thống nhà nước đó là cả quá trình đấu tranh gay go, khó nhưng chưa bao giờ lực lượng chức năng chùn bước…

tongbithu

Việc Cơ quan Cảnh sát điều tra (CSĐT) – Bộ Công an vừa đưa ra kết luận điều tra vụ án liên quan đến vụ Mobifone- AVG và đề nghị truy tố 14 bị can, trong đó có ông Nguyễn Bắc Son và Trương Minh Tuấn, đều là nguyên Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông là điển hình cụ thể. Khi mà việc đưa và nhận hối lộ chỉ có hai người, chứng cứ chủ yếu là từ “miệng”, cán bộ điều tra của Bộ Công an đấu tranh để cho họ thừa nhận đã nhận hối lộ tiền triệu USD là không đơn giản.

Việc một Bộ trưởng chịu khai nhận số tiện nhận hối lộ 3 triệu USD là việc chưa có tiền lệ, không phải tự nhiên mà người ta chịu nhận điều này. Và như chúng ta đã thấy, hiện tại, mặc dù ông Nguyễn Bắc Son thừa nhận nhận hối lộ 3 triệu USD, và khai rằng đưa số tiền đó cho con gái. Nhưng khi đối chất, con gái ông phản bác, phủ nhận việc nhận 3 triệu USD này. Điều này dự báo, trong những ngày sắp tới, quá trình điều tra của cơ quan chức năng chắc chắn sẽ còn gặp khó khăn và còn một chặng đường dài…

Hai cựu Bộ trưởng Bộ Thông tin truyền thông, một người nhận hối hộ 3 triệu USD, một người nhận 200.000 USD. Tham nhũng có sự cấu kết, đường dây chứ không phải ở một cá nhân

Bất cứ ai theo dõi sự việc liên quan đến Mobifone – AVG đều thấy, khi Bộ Công an đã đưa ra ánh sáng, tống đạt quyết định khởi tố với 2 ông nguyên Bộ trưởng Bộ Thông tin truyền thông, bước tiếp theo Viện Kiểm sát vào cuộc là cả quá trình, mà người đứng đầu cơ quan chức năng này đã đấu tranh bằng lý trí. Điều này Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao Lê Minh Trí cũng giải bày trước Ủy ban Tư pháp: “Ngay từ đoạn đầu đã khó khăn, riêng chuyện “mời” mấy ông Bộ trưởng, Ủy viên Trung ương vào trong trại giam cũng là một cuộc đấu tranh. Nhiều người nói tôi là đừng bắt, nhưng không bắt không làm được, trong khi Đảng hỏi tại sao không làm”. Rõ ràng, đấu tranh với loại tội phạm lắm tiền, lắm quan hệ, trên vạn người dưới vài chục người thì không gì đơn giản.

Như lời Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã nói: “Phòng, chống tham nhũng là lĩnh vực khó, phức tạp. Nó đụng chạm đến lợi ích, đụng chạm đến con người, và lợi ích ở đây là lợi ích nhóm, nó liên quan chằng chịt với nhau, ở các cấp, các ngành, rất lắt léo, đòi hỏi các cơ quan chức năng phải thực sự có bản lĩnh, có kiến thức, có kinh nghiệm, đặc biệt là phải trong sáng, công tâm, liêm khiết, phối hợp chặt chẽ”.

Hầu tòa và nhận bản án tù là kết cuộc của những quan chức tham nhũng
Hầu tòa và nhận bản án tù là kết cuộc của những quan chức tham nhũng

Việc các cơ quan chức năng Việt Nam quyết liệt đi đến cùng sự việc, bài trừ cái xấu xa ra khỏi bộ máy, bắt những kẻ ăn trên mồ hôi, nước mắt của nhân dân phải chịu tội, đó chính là nỗ lực từ nhiều phía, từ cán bộ các ban ngành liên quan. Trong đó Bộ Công an là lực lượng “khai mở” các “đường tơ, mối nhợ” đầu tiên để tìm ra các sai phạm. Kết quả cho quá trình đấu tranh không vùng cấm đó là loại ra khỏi bộ máy hàng loạt cán bộ, công chức dù là về hưu hay tại chức, thậm chí là quan chức cấp cao – Ủy viên Bộ Chính trị như thời gian vừa qua. Đây cũng là minh chứng xác thực, sống động nhất, đủ sức răng đe cho những ai đang có ý định phá hoại đất nước này, làm tổn thương dân tộc này.

Những vụ án lớn vừa qua đã cho chúng ta thấy thực tế là thanh kiếm và lá chắn của lực lượng Công an đang được phát huy tốt, thực thi pháp luật và bảo vệ lợi ích quốc gia. Mong rằng, vấn nạn tham nhũng sẽ sớm được diệt sạch, để đất nước có thêm nhiều nguồn lực, có thêm sức mạnh từ nội lực, để phát triển hơn hôm nay.

Thái Thanh

Tags:
Bài mới
Đọc nhiều