+
Aa
-
like
comment

Không có chuyện phiên giám đốc thẩm bị chính trị hoá trong vụ án của Hồ Duy Hải

Quỳnh Quỳnh - 10/05/2020 18:09

Có thể thấy rõ, trong vụ án Hồ Duy Hải, phán quyết của Hội đồng thẩm phán TAND tối cao chỉ rõ những sai sót chuyên môn của cơ quan tiến hành tố tụng địa phương, nhưng sai sót đó không làm thay đổi bản chất vụ án. Tuy nhiên, nhiều đối tượng có âm mưu chống phá nhà nước lại lợi dụng điều này để xuyên tạc vụ án, bản chất của nền tư pháp XHCN, diễn biến tình hình theo chiều hướng “chính trị hóa” vụ án này.

Liên tục tung hoả mù, dẫn dắt dư luận

Vụ án Hồ Duy Hải diễn ra cách đây 12 năm và kéo dài đến nay, thu hút sự quan tâm đặc biệt của công luận trong và ngoài nước. Để xem xét toàn diện bản chất vụ án và quá trình tố tụng, từ ngày 6-8/5/2020, Hội đồng Thẩm phán TAND Tối cao mở phiên giám đốc thẩm. Ngay lập tức khi phiên giám đốc thẩm được tiến hành, hàng loạt các đối tượng, cá nhân tổ chức liên tục đăng tải các bài viết xuyên tạc vụ án, bản chất của nền tư pháp XHCN, diễn biến tình hình theo chiều hướng “chính trị hóa” vụ án này.

Cụ thể, mới đây ngày 10/5/2020, Đài Châu Á tự do đăng tải bài viết với tiêu đề “Vụ Hồ Duy Hải: Phiên giám đốc thẩm bị chính trị hoá”. Nội dung phát biểu xuyên tạc về vụ án Hồ Duy Hải và cho rằng “Tòa Việt Nam chỉ có tam quyền phân lập mới hết được án oan sai. Với chế độ Cộng sản, họ chỉ coi luật sư là vật trang trí cho đủ phiên tòa, để họ tránh sự chỉ trích từ quốc tế, cũng như từ người dân, vai trò của luật sư ít quan trọng… Sau khi xem hồ sơ, cùng với tất cả chứng cứ mà các luật sư của Hồ Duy Hải đã biện luận trước tòa trước đây, tôi cho rằng đây là một vụ án oan sai”. Không chỉ vậy, bài viết còn xuyên tạc rằng “Vụ giám đốc thẩm vừa qua là một sới vật trước Đại hội 13”.

Không chỉ vậy, trước đó ngày 8/5 cũng trên BBC lại tiếp tục đưa bài phân tích với tiêu đề “không loại trừ cạnh tranh chính trị trong vụ án Hồ Duy Hải”,đồng thời suy diễn cho rằng “ngành tư pháp Việt Nam không vận hành và thực hiện theo đúng quy định của pháp luật. Từ đó dẫn đến sự mất niềm tin của người dân vào sự công minh và khách quan của Tòa án, Viện kiểm sát, Công an. Thật nguy hiểm khi sự vi phạm pháp luật của không ít cán bộ công chức tư pháp lại nhân danh pháp luật, dẫn đến những hậu quả, oan sai và ảnh hưởng đến uy tín của ngành tư pháp”.

Vụ án của Hồ Duy Hải kéo dài 12 năm, qua nhiều cấp và có sự chỉ đạo của cả 3 nhiệm kỳ Chủ tịch nước. Nguyên Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã từng ra quyết định hoãn thi hành án, cố Chủ tịch nước Trần Đại Quang chỉ đạo Viện Kiểm sát, Toà án xem xét và báo cáo vụ việc và Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng chỉ đạo Toà án phải mở phiên tòa Giám đốc thẩm như hiện nay. Điều này cho thấy lãnh đạo cấp cao đã rất lưu tâm đến sự việc và quyết không để xảy ra oan sai. Thế nhưng, các đối tượng nói trên lại đi chính trị hóa cả phiên tòa xét xử Hải bằng một mô-típ kịch bản xấu xí là “đấu đá, thanh trừng phe phái trước Đại hội 13”. Biến một vụ án hình sự, một phiên tòa xét xử thông thường thành công cụ phục vụ cho mưu đồ chính trị của bản thân thì đúng là một trò đểu cáng, lưu manh và bần tiện.

Thực ra các đối tượng này không hề quan tâm kết quả của phiên tòa Giám đốc thẩm vụ án Hồ Duy Hải cũng như sự sống chết của bị cáo mà chỉ tập trung công kích, bới móc vấn đề nhằm tạo sự nghi ngờ trong nhân dân.

Có thể nói đây là vụ án có tính chất đặc biệt nghiêm trọng và mức độ phức tạp, trong đó có sai sót của cơ quan tố tụng địa phương đã được chỉ ra trong kháng nghị và tại phiên tòa. Tuy nhiên, lợi dụng vào diễn biến xét xử giám đốc thẩm vụ án, nhiều cơ quan truyền thông quốc tế, mạng Internet, các trang phản động hải ngoại và mạng xã hội lợi dụng để tung các bài viết, phân tích theo hướng suy diễn, xuyên tạc. Từ đó miệt thị chế độ, nền tư pháp, cơ quan tố tụng; khoét sâu nỗi đau gia đình bị can, quy kết, suy diễn, chính trị hóa vụ án; kích động, gây tâm lý hoang mang, mất niềm tin của nhân dân.

Tại sao lại đòi “tam quyền phân lập”?

“Tam quyền phân lập” từ lý thuyết đến thực tiễn mô hình, thể chế nhà nước được hình thành, phát triển trong cuộc đấu tranh của giai cấp tư sản chống chế độ phong kiến quân chủ chuyên chế. Lý thuyết này được các nhà tư tưởng, chính trị, triết học như John Locke (1632-1704) người Anh, Montesquieu (1689-1755) và Jean-Jacques Rouseau (1712-1778) người Pháp sáng lập và phát triển. Theo đó, “tam quyền phân lập” là quyền lực nhà nước cần được chia thành 3 quyền: lập pháp, hành pháp và tư pháp.

Thế nhưng, các đối tượng nói trên lại đi chính trị hóa cả phiên tòa xét xử Hải bằng một mô-típ kịch bản xấu xí là “đấu đá, thanh trừng phe phái trước Đại hội 13”. Biến một vụ án hình sự, một phiên tòa xét xử thông thường thành công cụ phục vụ cho mưu đồ chính trị của bản thân thì đúng là một trò đểu cáng, lưu manh và bần tiện.

Nhưng nói thật là cái vở kịch lưu manh mà chúng đang dựng thật sự đã quá cũ kỹ rồi bởi lẽ có vụ án, xét xử hay kỷ luật nào mà chúng không đặt điều “đấu đá nội bộ, thanh trừng phe phái trước Đại hội Đảng” đâu. Gần đây nhất là vụ án khởi tố bắt tạm Đường Nhuệ hay việc xem xét kỷ luật Bí thư Tỉnh ủy Lê Viết Chữ và Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi Trần Ngọc Căng cũng bị thêm mắm dặm muối thành “thanh trừng phe phái trước Đại hội 13” để nắn dòng dư luận, gây ra sự hiểu nhầm trong quần chúng nhân dân, làm mất lòng tin trong nhân dân vào đội ngũ cán bộ lãnh đạo Đảng, Nhà nước.

Chánh án TAND tối cao Nguyễn Hòa Bình, chủ tọa phiên xử vụ án Hồ Duy Hải đã khẳng định: “Yêu cầu đặt ra với phiên xét xử theo thủ tục Giám đốc thẩm này là phải xem xét cẩn trọng, khách quan để không làm oan sai nhưng cũng không bỏ lọt tội phạm”. Thế nên, kết cục sau cùng, những bản án thích đáng đúng người đúng tội vẫn sẽ buộc các bị cáo phải trả giá trước nhân dân. Cái gọi là “đấu đá trong nội bộ, hạ bệ, tạo thanh thế trước Đại hội 13” chỉ có trong trí tưởng tượng của những kẻ mưu đồ đen tối mà thôi.

Quỳnh Quỳnh

* Bài viết thể hiện văn phong và quan điểm riêng của tác giả

Bài mới
Đọc nhiều