+
Aa
-
like
comment

Không chỉ Nga đốt cháy giai đoạn làm vắc – xin 

17/08/2020 10:14

Vâng, không chỉ có mỗi Nga đốt cháy giai đoạn nghiên cứu, thử nghiệm vắc – xin Covid – 19, mà cả Mỹ, Anh, Đức, Thuỵ Điển, Nhật Bản, Singapore, Ấn Độ, Trung Quốc cũng đốt cháy giai đoạn nghiên cứu, thử nghiệm loại vắc – xin này.

Theo New York Times, không chỉ có Gamaleya đốt cháy giai đoạn, mà có đến 9 nhóm nghiên cứu vắc – xin khác trên thế giới cũng đốt cháy giai đoạn nghiên cứu, thử nghiệm vắc – xin, đó là Oxford-AstraZeneca (Anh, Thuỵ Điển); BioNTech-Pfizer (Đức, Mỹ, Trung Quốc); Johnson & Johnson (Mỹ); Novavax (Mỹ); CanSino (China); Imperial College London; Takara (Japan); Arcturus (Singapore); Bharat (Ấn Độ).

Thông tin mà nhiều Giáo sư, bác sĩ đưa ra rằng, nghiên cứu thử nghiệm vắc – xin phải lần lượt trải qua 4 giai đoạn 1, 2, 3, 4 (giai đoạn 4 còn gọi là giai đoạn phê duyệt) là thông tin lạc hậu, đó là qui trình nghiên cứu vắc – xin thông thường. Trong dịch Covid – 19 này, do ảnh hưởng cực lớn đến kinh tế và sinh mạng con người, do tính cấp bách của vắc – xin, người ta đã cho phép kết hợp các giai đoạn (COMBINED PHASES), cho phép phê duyệt khẩn cấp.

Chính vì vậy mà rất nhiều nhóm nghiên cứu đã kết hợp giai đoạn 1 với giai đoạn 2 (Oxford-AstraZeneca, Johnson & Johnson, Pfizer-BioNTech, Imperial, Takara, Arcturus, Bharat); Còn BioNTech-Pfizer, Novavax lại kết hợp giai đoạn 2 với giai đoạn 3; Đặc biệt Gamaleya và Cansino lại phê duyệt khẩn cấp trước khi thử nghiệm lâm sàng giai đoạn 3.

Đốt cháy giai đoạn – “đấng cứu thế”

Trong lịch sử việc đốt cháy giai đoạn nghiên cứu, thử nghiệm vaccine, đã từng được WHO ca ngợi là “đấng cứu thế”.

Vào năm 2014 – 2016, dịch Ebola hoành hành ở Guinea, Congo, nếu không có vắc – xin, sẽ có hàng chục triệu người dân Châu Phi bị nhiễm, hàng triệu người dân Châu Phi bị tử vong. Không có lựa chọn nào khác, người ta mang vắc – xin của hãng Merck & Co (Mỹ) chưa hề được bất cứ cơ quan chính phủ nào trên thế giới cấp phép đi tiêm chủng ngay cho người dân Guinea, Congo.

Một loại vắc – xin vẫn đang thử nghiệm lâm sàng ở Tây Phi (chẳng biết giai đoạn mấy), chưa được cấp phép đã mang đi tiêm chủng đại trà cho người dân Guinea, Congo. Cho đến nay có đến hơn triệu liều vắc – xin Ebola của Merck đã được tiêm cho người dân Châu Phi và cho đến thời điểm này nó vẫn chưa được cấp phép. Rất may mắn cho nhân dân Châu Phi là vắc – xin Merck nó hiệu quả rất cao và vì vậy nó đã được ca ngợi là “đấng cứu thế”.

T.H

Bài mới
Đọc nhiều