+
Aa
-
like
comment

Khơi nguồn dòng chảy yêu thương đừng để cái ác lên ngôi

03/10/2019 19:23

Bức ảnh chụp lại khoảnh khắc một chiến sỹ cảnh sát phòng cháy chữa cháy (PCCC) lao vào đám cháy, cứu sống chàng trai trẻ ra ngoài một cách kỳ diệu khiến bao người cảm phục. Hình ảnh chiến sỹ Cảnh sát PCCC mặt đen nhẻm vì khói, cõng người bị nạn lao ra khỏi đám cháy thật đẹp biết bao. Thế nhưng bên cạnh những hình ảnh đẹp đó, vẫn tồn tại những tội ác, dã man.

Hình ảnh Lời cảm ơn của ông bố gửi chiến sỹ cảnh sát PCCC dũng cảm lao vào đám cháy cứu con trai mình
Hình ảnh Lời cảm ơn của ông bố gửi chiến sỹ cảnh sát PCCC dũng cảm lao vào đám cháy cứu con trai mình

Những nguồn suối không ngừng chảy ra và lan tỏa yêu thương ra xã hội

“Vị thần” là cách mà ông bố đến từ Hà Nội – anh Nguyễn Viết Thành (45 tuổi), dùng để nói về một chiến sỹ cảnh sát PCCC, sau hành động dũng cảm của anh cách đây không lâu.
Được biết, vào sáng ngày (10/9), khi con trai anh Thành đang ngủ thì trong nhà xảy ra sự cố chập điện.
Anh Thành kể lại: “Cháu hiện đang sống với mẹ, đúng hôm xảy ra sự việc thì mẹ cháu lại vắng nhà, một mình con trai tôi đang ngủ trên tầng bốn thì xảy ra sự cố chập điện ở tầng hai, sau đó lửa lan xuống cửa hàng quần áo dưới tầng một, bốc cháy rất nhanh.

Hình ảnh Lời cảm ơn của ông bố gửi chiến sỹ cảnh sát PCCC dũng cảm lao vào đám cháy cứu con trai mình
Hình ảnh Lời cảm ơn của ông bố gửi chiến sỹ cảnh sát PCCC dũng cảm lao vào đám cháy cứu con trai mình

Nghe con trai kể lại, khi con tỉnh dậy thì đã thấy khói đặc vây quanh bốn phía, chỉ kịp cầm một cái áo nhúng nước bịt lên mũi, chạy được mấy bước thì ngất tại chỗ”.
Tình thế khi ấy “ngàn cân treo sợi tóc”, chỉ khoảng vài phút không được đưa ra ngoài, nạn nhân có thể tử vong do ngạt khói, khí độc.

Chia sẻ về lần chạy đua thời gian, giành giật với “tử thần” sinh mạng của cậu bé đang bị mắc kẹt trong đám khói hôm đó, Trung úy Vũ Ngọc Hoàng, Đội Cảnh sát PCCC và Cứu nạn cứu hộ quận Đống Đa nhớ lại: Khoảng hơn 10h sáng 10/9, đơn vị nhận được lệnh chi viện chữa cháy trên phố Núi Trúc (Ba Đình, Hà Nội). Ngay lập tức, các cán bộ, chiến sỹ nhanh chóng mang theo phương tiện cứu hộ, lên xe tới hiện trường. Khi đến địa chỉ số 8, ngõ 12, phần lớn ngôi nhà 5 tầng đều chìm trong khói lửa. Một số người đã kịp trèo sang ban công của hộ bên cạnh để thoát thân.

Sau khi nắm bắt tình hình, Trung úy Hoàng cùng các chiến sỹ trong đội bắt đầu triển khai leo thang lên các tầng, phá cửa và đưa lăng vào chữa cháy.

“Lúc đó, tôi chỉ đội một chiếc mũ bảo hộ còn hai đồng chí khác có đeo bình thở nên cầm lăng đi lên phía trên theo lối cầu thang. Khi nghe thấy có tiếng hô vẫn còn người mắc kẹt, theo quán tính, tôi chạy lên và phát hiện một nam thanh niên đang bị ngất trên sàn nhà tại tầng 4 với tư thế nằm sấp. Trong phòng lúc này rất nóng, khói rất nhiều. Thấy tim nạn nhân vẫn còn đập nhưng nhịp thở chỉ còn thoi thóp, một đồng chí có mặt tại đó ngay lập tức nhường bình oxy và tiến hành sơ cứu tại chỗ”, anh Hoàng kể.

Bằng phương pháp nghiệp vụ, cậu bé nhanh chóng được đưa lên lưng Trung úy Hoàng. Nhưng nếu đội mũ lại cho nạn nhân thở bằng bình oxy như vậy sẽ không thể cõng được vì lối đi cầu thang quá nhỏ cộng thêm đồ chất cháy quá nhiều. Do đó, cách duy nhất để giải cứu là phải bỏ lại tất cả những vật dụng bảo hộ.

Bức ảnh chụp lại khoảnh khắc chiến sỹ cảnh sát có tên Ngọc Hoàng với gương mặt sạm đen vì khói lửa, ướt sũng khắp người sau khi liều mình lao vào khói lửa cứu người, cõng nạn nhân từ tầng 4 ra ngoài an toàn đã được anh Viết Thành chia sẻ trên trang cá nhân.

1-1569855504092696171605

Nhưng trong các xã hội văn minh, càng lên cao, ở những vị trí có ảnh hưởng nhất định trong xã hội, càng phải khiêm nhường, đúng mực, nếu không thể làm gương thì ít nhất cũng tuân thủ mọi quy chuẩn xã hội.

Chỉ có thời mông muội mới có những thế lực tự cho mình quyền tối thượng, đứng trên tất cả, bất cần lý lẽ, luật lệ, chẳng hạn như các “vua tâm linh” ông đồng, bà cốt, thầy bói, thầy cúng, không cần chứng minh mà làng xã vẫn phải e sợ.

Chắc chắn rằng từ thời kỳ đồ đá cho đến nền văn minh đương đại, không có bất cứ một ông hoàng bà chúa nào hỏi câu: “Mày biết tao là ai không?” mà lại khiến người nghe cảm thấy sợ hãi. Có chăng, chỉ là cảm thấy nực cười cho sự phát triển quá nhanh, quá nhiều của đồng tiền bao bọc bên ngoài những thân phận có văn hóa nội tại không hề tương xứng.

Đừng để cái ác quẩy quanh cuộc sống của chúng ta

Mới đây, Đinh Văn Trường (19 tuổi) và Đinh Văn Giáp (24 tuổi) bị 300 cảnh sát vây bắt với cáo buộc sát hại nam sinh lái xe ôm công nghệ. Trường và Giáp bị bắt lúc 18h ngày 30/9 ở bản Cại, xã Hạnh Sơn, huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái, bốn ngày sau khi gây án. Hai nghi phạm đang được di lý về Hà Nội để phục vụ điều tra vụ đâm chết nam sinh Nguyễn Cao Sang (18 tuổi, tài xế xe Grab).

Hay trước đó, vụ việc tàn sát người thân trong gia đình vì mâu thuẫn tiền bạc, đất cát ở Đan Phượng, (Hà Nội) và Thái Nguyên. Làm sao cuộc sống này bình yên, mỗi người điều hạnh phúc trọn vẹn khi xã hội đầy rẫy sự bất an? Vì lòng tham không đáy, con người ta sẵn sàng làm cầu nối, tiếp tay cho cái ác hoành hành.

Sẽ có bao nhiêu tính mạng con người bị chết oan, bao nhiêu vụ cướp kinh hoàng… Chỉ nghĩ đến đây thôi là đã rợn người. Vậy mà, hàng ngày thông tin buôn bán vũ khí, hàng cấm vẫn được một số cá nhân bất nhân tiếp tay, sự việc diễn ra rang rảng, cướp đi hạnh phúc của không biết bao nhiêu gia đình?

Cái ác ngày càng lan nhanh, luồn lách vào mọi ngõ ngách của cuộc sống, quấn lấy chúng ta như hình với bóng; đôi khi trước sự vật lộn này, nó bào mòn sức lực, trí lực và làm cho con người ta chán chường, rồi bỏ mặc cho sự đời muốn diễn tiến thế nào thì diễn tiến? Phải chăng vì xã hội ngày càng phơi bày quá nhiều chuyện nhiễu nhương, nên một bộ phận nào đó trong chúng ta đâm ra vô cảm?

Trong tất cả chúng ta, ai cũng có nhu cầu được hưởng hạnh phúc nhưng làm thế nào để có hạnh phúc trọn vẹn khi chúng ta thờ ơ, quan tâm không đúng chỗ, im lặng không đúng chỗ và đầu tư không đúng chỗ đây?

Mỗi năm dân Việt Nam tiêu 3 tỷ USD tiền cho bia, rượu, số tiền này bằng tổng giá trị xuất khẩu gạo. Điều này có nghĩa, nông dân chúng ta làm ra chưa đủ tiền uống bia? Nhưng đó chưa phải là tất cả, hậu quả to lớn đến từ bia rượu để lại, những con số và di chứng đó mới là điều khiến người ta phải lạnh người.

Trong số 12.000 người Việt Nam chết vì tai nạn giao thông thì có đến 4.800 trường hợp có liên quan đến rượu bia. Có tới 60% các vụ bạo hành gia đình ở Việt Nam có liên quan đến bia rượu, không đếm xuể bao nhiêu trường hợp bạo lực gia đình, anh em, hàng xóm đánh nhau vì men bia rượu. Về khoản tiêu thụ bia rượu, Việt Nam được ưu ái, phản ánh, nổi bật ngay trên bìa tạp chí quốc tế.

Nếu không thức tỉnh được cái thiện trong những kẻ bất lương kia bằng những cách như trước tới nay chúng ta vẫn làm, thì nhất định không thể dung dưỡng cái ác trong chúng. Tha thứ cho cái ác, sẽ làm tổn thương cái thiện.

Lòng tin vào cái thiện, như một thứ tín ngưỡng vô hình được xác lập, luôn tồn tại trong mỗi con người, hướng con người vượt qua khó khăn, tới những điều bao dung và đẹp đẽ hơn.

Hãy tiếp nhận sự tốt đẹp ấy bằng chính cái biết nhìn của mỗi người. Và chúng ta những người cầm bút bên cạnh sự rạch ròi phê phán cái ác, cái xấu cần, rất cần những gì khơi gợi, nhìn nhận để viết để tôn lên vẻ đẹp của lòng tốt con người. Đơn giản vậy thôi. Cái tốt phải được viết lên để thấy, để còn lòng tin vào xã hội, con người.

Hồng Đinh

Bài mới
Đọc nhiều