+
Aa
-
like
comment

Khi tiến sĩ Chu “bày trận” để loại bỏ giá trị lịch sử thông qua bầu cử

Hải Duyên - 25/05/2021 12:45

Chuyện ông Nguyễn Ngọc Chu thường xuyên có những phát ngôn ngược đi sự thật, phi logic, thậm chí là tự nhục là điều mà “camera cơm” của Việt Nam ai cũng thấy trong thời gian qua. Vừa mới đây, ông Nguyễn Ngọc Chu lại xàm ngôn “bày trận”, để loại bỏ giá trị truyền thống, giá trị lịch sử của đất nước con người Việt Nam thông qua bầu cử, thêm một lần nữa lộ rõ dã tâm đen tối của một người muốn đổi màu chính trị. 

Chân dung tiến sĩ Chu

Để thực hiện cho mưu đồ loại bỏ giá trị lịch sử trên, tiến sĩ Chu líu lo cho rằng, tất cả các nước đều có ngày bầu cử nhưng không nước nào gọi ngày bầu cử là ngày hội non sông. Để tăng tính thuyết phục, tiến sĩ Chu còn thảy ra thêm một mớ lo sợ: “Công dân các nước sẽ nghĩ gì về giá trị ngày hội non sông của Việt Nam khi Việt Nam gọi ngày bầu cử là ngày hội non sông?”

Cái chiêu trò câu dẫn cũ rích này của tiến sĩ Chu chỉ có thể mua vui cho thiên hạ, trong lúc dịch Covid-19 căng thẳng mà thôi. Chứ vài ba cái lý luận trên, đọc vào là “nghe mùi” tất.

Người dân Việt Nam gọi bầu cử là ngày hội non sông – thương hiệu này đã gắn liền với người dân Việt Nam từ sau năm 1946. Gọi ngày bầu cử đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp là ngày hội non sông vì cả cộng đồng không phân biệt lứa tuổi, giới tính, thành phần xã hội cùng hòa chung một niềm vui náo nức, cùng một khí thế hòa đồng như ngày vui thống nhất đất nước, từ biên giới đến hải đảo, từ đồng bằng đến miền núi tất cả các công dân từ 18 tuổi trở lên đều có quyền đi bỏ phiếu. Bầu cử có ý nghĩa nhân văn như vậy, mắc gì tiến sĩ Chu đưa ra cái đề xuất Việt Nam phải bỏ đi giá trị văn hóa của dân tộc?

Tới đây hẳn ai cũng hiểu cái âm mưu của tiến sĩ Chu là gì khi muốn loại bỏ giá trị truyền thống về ngày bầu cử. Chính là bốc, tách để bỏ đi cái hồn, quốc túy của dân tộc – ngày bầu cử chính là giá trị tối thượng có được từ cuộc đấu tranh giành độc lập của dân tộc. Và đây cũng chính là “sóng ngầm”, là một trong những hình thức tinh vi của một bộ phận chống phá, ẩn dưới lớp áo tri thức tự diễn biến, tự chuyển hóa hiện nay.

Việt Nam gọi ngày bầu cử là “ngày hội non sông”, với ý nghĩa nhân văn và truyền thống bao đời, giá trị tốt đẹp đó hiển nhiên cần được gìn giữ. Quan trọng là người dân Việt Nam hiểu được ý nghĩa của bầu cử, cảm thấy hạnh phúc khi tham gia bầu cử, tiếp nối truyền thống ông cha để lại và hào hứng với ngày hội non sông, hạnh phúc với cuộc sống trên đất nước này. Biểu hiện cho tất cả những điều trên là mọi người đang ra sức nỗ lực, chung tay xây dựng, bảo vệ những điều mà đất nước này đang có. Đó mới là điều đáng quý.

“Giai nhân Hà Thành” 101 tuổi đi bầu cử. Cụ Tâm mặc chiếc áo dài sang trọng, cổ đeo chuỗi vòng, bước vào điểm bầu cử, tự tay đưa lá phiếu của mình vào hòm phiếu.

Sự nham hiểm khi thực hiện các chiêu trò chống phá của tiến sĩ Chu không chỉ có như vậy. Cũng giống như một số tiến sĩ đạo đức giả khác, tiến sĩ Chu này còn giả vờ thực hiện triết lý, lấy thương dân, yêu nước ra làm vỏ bọc cho sự chống phá.

Không riêng gì chống phá bầu cử Việt Nam, mà bất cứ sự kiện nóng nào của đất nước – tiến sĩ Chu cũng có thể thay trắng đổi đen, nhuốm thành câu chuyện đả kích chính quyền.

Gần đây nhất, nhân việc Việt Nam cứu phi công người Anh nhiễm Covid-19, tiến sĩ Chu đã khóc than không thua gì diễn viên hải “Ứớc gì người Việt cũng được đối đãi như phi công người Anh”, xuyên tạc “đồng bào tôi chỉ là công dân hạng 2”.

Dưới ngòi bút ấu trĩ và đầy dụng tâm của tiến sĩ Chu, đất nước Việt Nam hiện lên với hình ảnh méo mó, chính quyền không thương dân, không cứu dân mình khi dịch bệnh Covid-19 diễn ra, chỉ biết làm tổ đón đại bàng là người nước ngoài, không xem đồng bào mình là đại bàng mà chỉ chim sẻ.

Nhưng dù cho tiến sĩ Chu có cố tô vẽ thế nào cũng không thể xóa đi hình ảnh Việt Nam chữa Covid-19 miễn phí cho người dân, cả hệ thống chính trị vào cuộc, lãnh đạo đầu ngành trực chiến, lực lượng y tế hùng hậu, công an, bộ đội, tình nguyện viên đêm ngày chữa bệnh, phục vụ ở khu cách ly – điều mà các quốc gia tư bản phát triển hơn còn chưa làm được.

Ngòi bút xuyên tạc nham hiểm của tiến sị Chu

Lấp lánh chưa hẳn là vàng, đàng hoàng chưa hẳn là tử tế, không phải ai có học vị giáo sư, tiến sĩ cũng là trí thức và đạo đức – câu nói ông bà ta đúc kết cấm có sai. Việc thêm một tiến sĩ toán học Nguyễn Ngọc Chu lấy nhân dân ra là “làm bia” để đả kích chính quyền, thực hiện “xóa sử”, xóa đi giá trị truyền thống văn hóa của dân tộc, càng cho thấy triết lý trên.

* Sau đây là những hình ảnh ấn tượng người dân cả nước nô nức cho Ngày hội non sông, đi bầu cử:

Dù đã 101 tuổi nhưng cụ Nguyễn Thị Tâm vẫn tự tay bỏ phiếu vào hòm đựng phiếu.
Cụ ông 98 tuổi măc áo dài đỏ trong lễ khai mạc điểm bầu cử ở xã Kim Sơn, Gia Lâm, Hà Nội. Cụ cho biết, mình đã mất ngủ cả đêm, sáng sớm nay có mặt từ rất sớm để bỏ phiếu bầu cử
Bà Nguyễn Thị Thanh Hồng là vợ của cố nhạc sĩ Trần Hoàn. Đây là lần thứ 15 bà đi thực hiện quyền bầu cử của công dân.
Gia đình 4 thế hệ tề tựu, ai cũng ăn mặc chỉnh trang cùng nhau đến điểm bầu cử.
Cụ Thuận tham gia bỏ phiếu
Cử tri xã biên giới Pa Ủ, huyện Mường Tè thực hiện quyền công dân thông qua phiếu bầu cử.
Bà con dân tộc Chứt ở bản Rào Tre, Hương Liên, Hương Khê (Hà Tĩnh) vui mừng thực hiện quyền và nghĩa vụ công dân.
Đồng bào dân tộc thiểu số ở Đắk Lắk thực hiện quyền cử tri.
Đồng bào Mông ở xã Mường Lống, huyện Kì Sơn, tỉnh Nghệ An đi bỏ phiếu bầu cử
Cử tri đi bầu cử
Cử tri Thừa Thiên Huế mặc áo dài đi bầu cử

Hải Duyên 

Tags:
Bài mới
Đọc nhiều