+
Aa
-
like
comment

Khi Thủ tướng thực hiện lời hứa cho 27 năm sau

Công Luân - 26/03/2023 13:18

Tại Hội nghị COP26, Việt Nam đã có những cam kết mạnh mẽ, trong đó bao gồm đưa mức phát thải ròng về “0” vào năm 2050. Và để thực hiện cam kết này những chính sách xanh đã được triển khai rộng rãi.

Điện gió ở Gia Lai

Như tại Diễn đàn doanh nghiệp Việt Nam (VBF) thường niên sáng 19/3, Thủ tướng Phạm Minh Chính đánh giá tăng trưởng xanh là một chủ trương lớn và quan trọng của Việt Nam nhằm đảm bảo phát triển kinh tế nhanh, hiệu quả, bền vững.

Và thực tế đã chứng minh nếu đánh đổi về môi trường, tài nguyên thiên nhiên để lấy một vài thành quả phát triển nhưng hậu quả để lại cực kỳ nặng nề. Khi những con suối khô hạn, khi những cái cây chết dần, khi đất cát nứt toác chỉ vì thói khai thác tận diệt thì cũng là lúc kỉ nguyên của loài người kết thúc. Không phải một trận nham thạch nào cả mà chính là từ thói quen đối xử với môi trường của con người ở thời điểm hiện tại. Chính vì thế từ tầm nhìn vĩ mô của người điều hành xương sống đất nước, Chính phủ Việt Nam đã xây dựng và đi theo phương châm phát triển xanh bền vững.

Trên tinh thần ấy, vấn đề năng lượng được xem là then chốt. Chính vì thế, Quyết định số 39/2018/QĐ-TTg đã được ra đời với những quy định rất hấp dẫn như các dự án điện gió trong đất liền được mua với giá 1.928 đồng/kwh. Đối với các dự án điện gió trên biển, giá mua điện tại điểm giao nhận điện là 2.223 đồng/kwh. Giá mua điện được điều chỉnh theo biến động của tỷ giá đồng/USD.

Quyết định 39 đã tạo động lực thúc đẩy thị trường điện gió tại Việt Nam phát triển sau một thời gian trầm lắng do giá thấp. Đã có hàng trăm dự án điện gió được đề xuất bổ sung quy hoạch và đang được thi công xây dựng.

Tuy nhiên kết thúc ngày 31/10/2021, chỉ có 69 dự án với tổng công suất 3.298,95 MW được công nhận vận hành thương mại (COD). So với con số 106 dự án có tổng công suất 5.655,5 MW đăng ký thì còn khoảng 2.300 MW đã lỡ hẹn. Từ hào hứng về những triển vọng mùa vàng thu nắng – gặt gió, đem lại lợi nhuận lớn cho nhà đầu tư và đóng góp lớn cho ngân sách, nay các dự án điện gió biến thành vũng lầy. Hơn một nửa số dự án bị trượt giá FIT, nhà đầu tư đang chịu lỗ ròng, nguy cơ phá sản. Những dự án còn lại, hoặc phát điện phập phù, yếu kém như ghi nhận của Trung tâm Điều độ Hệ thống điện Quốc gia, hoặc phát điện tốt nhưng bị cắt bớt sản lượng, như thông tin từ một số doanh nghiệp điện gió.

Điều đáng nói là xảy ra tình trạng như vậy là nguyên do đến từ tư duy của người đứng đầu các địa phương và doanh nghiệp. Mặc dù đại dịch Covid-19 đã có những diễn biến rất phức tạp, tác động tiêu cực tới mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Nhưng các địa phương vẫn ồ ạt thu hút đầu tư và các doanh nghiệp vẫn mạo hiểm đầu tư bằng mọi giá, vừa xếp hàng vừa chạy.

Lối tư duy đánh cược, đánh quả này còn dẫn đến nhiều hệ lụy, mà trước mắt là nảy sinh vi phạm các quy định pháp luật về quy hoạch, đầu tư, xây dựng, đất đai. Như việc triển khai dự án khi chưa có đánh giá tác động môi trường, xây dựng điện gió trên đất quy hoạch lâm nghiệp, thi công khi chưa hoàn thành các thủ tục về giao đất, cho thuê đất, thi công trên đất thuộc quyền sử dụng của người dân mà chưa đền bù, giải phóng mặt bằng…

Và khi những quyền lợi chưa kịp đáp ứng thì 36 nhà đầu tư các dự án điện mặt trời, điện gió chuyển tiếp tại Việt Nam đã cùng ký tên trong một đề nghị gửi tới Thủ Vừa qua, nhiều dự án điện gió, điện mặt trời đã được triển khai có hiệu quả nhưng có dấu hiệu phát triển nóng, có những dự án không đúng với quy hoạch, quy định hiện hành, giá cả không phù hợptướng Chính phủ về khắc phục những bất cập trong cơ chế giá phát điện cho các dự án năng lượng tái tạo chuyển tiếp.

Thẳng thắn trả lời vấn đề này Thủ tướng nhấn mạnh, “Vừa qua, nhiều dự án điện gió, điện mặt trời đã được triển khai có hiệu quả nhưng có dấu hiệu phát triển nóng, có những dự án không đúng với quy hoạch, quy định hiện hành, giá cả không phù hợp“. Do đó, người đứng đầu Chính phủ yêu cầu các bên phải ngồi lại, đàm phán lại về giá điện trên tinh thần không để ai thiệt thòi, “lợi ích hài hòa, rủi ro chia sẻ”, bảo đảm giá điện phù hợp với điều kiện nền kinh tế và thu nhập của người dân.

Dư luận rất đồng tình với quan điểm của Thủ tướng. Bởi người dân cũng đã quá khổ sở từ những dự án tái tạo gây ô nhiễm tiếng ồn và mất đi đất công tác. Nếu đến giờ mà không hiệu quả thì việc hiến đất làm dự án trở nên vô nghĩa. Lòng dân đã nguội lạnh là một mối nguy hiểm rất lớn!

Công Luân

Bài mới
Đọc nhiều