+
Aa
-
like
comment

Khi Thủ tướng phải “cầm tay chỉ việc”

08/08/2019 15:59

Có thể nói, hơn nửa nhiệm kỳ vừa qua, Thủ tướng và các phó Thủ tướng phải liên tục “lên rừng xuống biển”, vào Nam ra Bắc, đi khắp các địa phương. Rồi lại phải trực tiếp “cầm tay chỉ việc” cho từng bộ, ban, ngành, địa phương. Đây là điều hết sức đáng lo ngại cho một đất nước đang khởi nghiệp. Vì sao lại vậy?

ttnguyenxuanphuc

Nếu để ý thông tin trên tất cả các phương tiện truyền thông đại chúng về hoạt động và hiệu quả của các bộ, ban, ngành và địa phương thì quả là hết sức lo ngại về sự thụ động và trình độ năng lực “cấp dưới” của Thủ tướng Chính phủ!

Và cũng có thể nói ngay và luôn rằng: Chưa có một quốc gia nào mà cán bộ của một số bộ, ban, ngành và địa phương lại “sướng” như ở Việt Nam. Ở nước ngoài nếu một ngành để xảy ra sự cố, thì ngay lập tức Bộ trưởng phải từ chức. Còn ở Việt Nam thì cứ “hồn nhiên vô tư” rút kinh nghiệm! Và nếu một địa phương trực thuộc trung ương để xảy ra bê bối hoặc sự cố thì Tỉnh trưởng hoặc Thống đốc sẽ tự giác từ chức. Còn ở Việt Nam chúng ta, họ lại còn lên bục để “rao giảng” về đạo lý.

Có thể nói, lâu nay ở ta hầu như các cấp, các ngành, người đứng đầu đều “vô trách nhiệm vô hạn”. Họ chỉ biết hưởng lợi, hưởng lộc và “rút kinh nghiệm”, còn hầu như không bị bất kỳ chế tài nào. Đây là một “dạng” lực cản cực kỳ ghê gớm cho sự cất cánh của từng địa phương nói riêng và cả một quốc gia nói chung! Nếu không khắc phục kịp thời thì quốc gia không thể phát triển và người dân tiếp tục khổ sở.

Hi vọng rằng: Thủ tướng và các phó Thủ tướng thông qua hoạt động “con thoi” liên tục trong gần ba năm qua đã thấy rõ điều này để có biện pháp xử lý ngay!

Trên cơ sở đó, rất hy vọng Bộ Chính trị, Ban Bí thư và Quốc hội cần có cơ chế trao “Thượng phương bảo kiếm” cho Thủ tướng. Để người đứng đầu Chính phủ có thể thay ngay những “tuyển thủ quốc gia” không hoàn thành nhiệm vụ “đưa về tuyến sau” để xử lý!

Mong lắm thay./.

Trần Thúc Hoàng

Bài mới
Đọc nhiều