+
Aa
-
like
comment

Khi “tham – sân – si” gây ảnh hưởng nhà Phật

08/10/2019 18:43

Sau khi bị tố “gạ tình” nữ phóng viên, sư thầy Thích Thanh Toàn trụ trì chùa Nga Hoàng (xã Hợp Châu, Tam Đảo – Vĩnh Phúc xin xả giới để hoàn tục, ngoài ra nhà sư này còn mong muốn xin giữ lại như trang trại, đất đai, vật dụng mang tên chủ sở hữu là thể danh của sư thầy này.

Sư thầy “gạ tình” Thích Thanh Toàn xin hoàn tục

Liên quan đến vụ Đại đức Thích Thanh Toàn, Trụ trì chùa Nga Hoàng (sinh năm 1976 ở Quảng Trị, người vướng nghi vấn gạ tình nữ phóng viên), sáng 7/10, Đại đức Thích Tâm Vượng, Phó Ban Trị sự kiêm Chánh Thư ký Ban Trị sự Phật giáo Việt Nam tỉnh Vĩnh Phúc cho biết, tại cuộc họp ngày 5/9 vừa qua, Thường trực Ban Trị sự Phật giáo Việt Nam tỉnh Vĩnh Phúc đã có kết luận liên quan đến vụ việc của Đại đức Thích Thanh Toàn.

Kết luận của Ban Trị sự Phật giáo tỉnh Vĩnh Phúc nêu rõ, trước sự thành tâm sám hối Đại tăng tại phiên họp, Ban Trị sự Phật giáo tỉnh Vĩnh Phúc chấp nhận theo nguyện vọng xin xả giới hoàn tục tại tờ trình của Đại đức Thích Thanh Toàn.

thinh-thanh-taon

Ban Trị sự tỉnh sẽ ban hành quyết định bãi miễn chức vụ trụ trì đối với Đại đức Thích Thanh Toàn và khuôn dấu chùa Nga Hoàng, xã Hợp Châu, huyện Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc.

Cũng liên quan đến vụ việc, trong clip cuộc họp chiều 5/10 với Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Vĩnh Phúc, Thích Thanh Toàn nói đến chuyện sám hối tội lỗi gây ra và khoe tài sản trị giá khoảng 200-300 tỉ đồng:

“Lâu nay con làm tổn thất oai đức của các ngài thì con sám hối suốt đời không hết, nhưng nói thật với quý ngài, tất cả là cạm bẫy. Nếu mình tránh cạm bẫy này sẽ có cạm bẫy khác. Bây giờ con xin quý ngài là trang trại con quá lớn, tượng pháp quá lớn. Bây giờ mình bán cho ai và chuyển như thế nào? Con cũng có nhiều chỗ ở chứ không phải một chỗ. Còn chùa 800m2 ấy (chùa Nga Hoàng – PV) thì con vui vẻ (trao lại – PV), các ngài sao cũng được, nhưng tài sản của con là con nguyện (được giữ lại – PV). Con mua, không làm gì cả, chỉ làm để nuôi các cháu ăn học, các người trong bệnh viện. Con xin các ngài giúp cho con cái đấy thôi. Nếu tính tài sản thì khoảng 2-300 tỉ đấy”.

Bên cạnh đó, Thích Thành Toàn nhắc lại rằng chuyện bị quay cảnh gạ tình nữ phóng viên là do mắc bẫy và tuyên bố mình có thể cưới vợ, ăn chơi thoải mái sau khi hoàn tục mà không sợ gì cả:

“Đây là một cạm bẫy nhưng không sao cả, mình làm mình chịu. Đàn ông không sợ. Nếu muốn lấy vợ thì vẫn thoải mái, không sợ gì cả. Ăn chơi thoải mái, không sợ gì cả. Mặc cái áo cà sa này, họ mới chơi, còn bình thường thì không ai nói được. Con nói mình thanh niên mà sợ gì. Không sợ bất cứ thế lực nào cả”.

Đại đức Thích Tâm Vượng cho biết sắp tới Ban trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Vĩnh Phúc sẽ ban hành quyết định bãi chức vụ trụ trì chùa Nga Hoàng đối với đại đức Thích Thanh Toàn, thu hồi quyết định ngày 17-4-2008 bổ nhiệm thầy Toàn làm trụ trì chùa Nga Hoàng, thu hồi khuôn dấu chùa Nga Hoàng ở xã Hợp Châu, huyện Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc.

Về nguyện vọng không được ghi trong tờ trình ngày 5-10 của đại đức Thích Thanh Toàn là xin được giữ lại tài sản thuộc sở hữu cá nhân, Ban Trị sự Phật giáo tỉnh Vĩnh Phúc kết luận sẽ tiến hành làm việc với các cơ quan chức năng, chính quyền địa phương cùng sư Toàn để xác minh làm rõ nguồn gốc tài sản liên quan đến cá nhân và chùa Nga Hoàng theo quy định pháp luật.

Hoàn tục nhưng vẫn muốn ôm khối tài sản của chùa đi, điều này thật vô lý

Dư luận đặt ra câu hỏi, Đại đức Toàn đi tu thì có lao động gì đâu mà sinh ra khối tài sản kia? Mà nếu có là do phật tử đi cúng chùa, thì đó tất nhiên phải là tài sản của giáo hội. Tại sao khi hoàn tục lại xin về làm của riêng, điều này thật vô lý.

Lại bàn về việc, với tư cách của một “Đại đức”, sau thời gian tu tại chùa nêu ông này có quản lý và nhận phần công tương xứng bằng một mức lương thì còn tạm chấp nhận được. Khi ông hoàn tục mà ra đi tay không thì thiên hạ sẽ cảm phục ông… Còn nếu như ông ra đi mà đòi mang theo tài sản thì con người ông tu mấy chục năm có xứng đáng không?

Người đi tu ăn lộc tại chùa, giúp người dân hướng sống theo Phật dạy để tốt hơn. Tu buôn bán gì, có kinh doanh và nộp thuế đúng pháp luật không mà nói tài sản của riêng. Chứng mình thu nhập là rõ lấy tiền ở đâu mua tài sản? Không thể để người tu hành đã sai phạm cởi bỏ áo tu rồi ôm của cải ngang nhiên thế được.

Lợi dụng niềm tín ngưỡng phật giáo của các Phật tử để kiến lợi ích riêng cho bản thân mình, những vị sư thầy này biến chất. Họ đã dùng phật giáo như một hình thức kinh doanh trục lợi trên niềm tin của người phật tử. Với danh nghĩa là người tu hành họ đã làm hỏng hình ảnh cửa chùa. Cũng như đem một tôn giáo ra để kinh doanh kiếm tiền trên những đứa con tín tưởng họ.

Đây chính là một trong những cách mà họ lợi dụng lòng tư bi của phật tử. Mượn danh nghĩa quyên tiền cúng dường để trục lợi riêng. Thiết nghĩ khi cúng dường cho nhà chùa thì chúng ta có thể tích phúc báo (theo quan niệm phật giáo). Nhưng nếu như những vị sư thầy biến chất lợi dụng để lấy tiền của quý phật tử. Để dùng tư lợi cá nhân thì các vị chắc sẽ rất thất vọng về họ. Những vị sư trong lòng phật tử sẽ thay đổi.

Các hành vi biến chất của các sư thầy như: làm phật tử có thai, lợi dụng chùa để gọi vong cúng dường, hay sư thầy đánh bạc, trốn nợ,… Đang làm hư hại hình ảnh của những bậc chân tu truyền thống. Làm mất đi nét đẹp của phật giáo Việt Nam. Chính những con người phàm nhân này làm hỏng hình ảnh của chiếc áo cà sa, họ đang khoác trên người.

Thực trạng đáng tiếc này một lần nữa cho thấy một số hoạt động núp bóng cửa Phật để đạt được các mục đích riêng cần phải được giải quyết triệt để. Các sai phạm ở của sư thầy ở chùa Nga Hoàng đang được cơ quan chức năng điều tra, giải quyết. Nhưng rõ ràng các hoạt động như vậy không thể sinh sôi, nảy nở nếu không có sự tiếp tay của một bộ phận xã hội vì thiếu hiểu biết, vì tưởng đồng tiền có thể mua được tất cả, kể cả mua vận may, để rồi tin theo điều phi lý, bị kẻ buôn thần bán thánh lung lạc, lợi dụng để trục lợi bất minh.

Bên cạnh việc xử lý nghiêm các hành vi sai trái, đi ngược lại giáo lý Phật giáo của một số tăng ni, Phật tử các cơ quan có trách nhiệm, các tổ chức liên quan cần nhanh chóng triển khai chương trình hành động rộng khắp cảnh tỉnh xã hội, giúp người dân sáng suốt lựa chọn lối sống tích cực, hướng thiện, tự khẳng định giá trị đích thực của bản thân, giữ gìn hình ảnh lương thiện và một số giá trị đạo đức tốt đẹp mà Phật giáo hướng tới

Phạm Minh Hà

Bài mới
Đọc nhiều