+
Aa
-
like
comment

Khi nào thì Nga động binh tại Caucasus?

07/10/2020 20:47

Nga sẽ ra tay trên danh nghĩa “chống khủng bố” nếu như quân khủng bố “ôn hòa” xuất hiện tại Caucasus.

Thực tế, đây không chỉ là một câu hỏi mà còn là một chiến lược của các bên thứ 3 muốn kéo Nga vào xung đột tại Transcaucasus (Nam Caucasus). Nhưng, liệu Nga có bị cuốn vào cuộc xung đột này hay không?.

Vào ngày 27/10, quân đội Azerbaijan, dưới sự hỗ trợ của Thổ Nhĩ Kỳ, tấn công trên toàn tuyến biên giới với Nagorno – Karabakh (NK), khu vực bị Armenia chiếm đóng từ năm 1994, đã gây ra một cuộc chiến mở rộng giữa Azerbaijan và Thổ Nhĩ Kỳ với NK và Armenia.

Iskander – con bài cuối cùng đe dọa Azerbaijan của Nagorno- Karabakh

Armenia ngoài là thành viên của CSTO ra thì chỉ một mình đang phải đối đầu với sự vượt trội về lực lượng của Azerbaijan. Và NK hiện giờ đang ở trong một tình thế ngặt nghèo,…nếu không có một giải pháp hòa bình cứng rắn từ nhóm Minsk Group.

Nga có lợi ích gì khi tham chiến?

Suy cho cùng, chiến tranh là nhằm thỏa mãn lợi ích. Vì thế, từ cổ chí kim, luôn có 2 nguyên tắc bất di bất dịch cho chiến tranh:

1, Không gây chiến tranh khi không chắc chắn rằng mình sẽ thắng.

2, Không tham chiến nếu như mình không nhìn thấy một lợi ích trực tiếp nào trong ngắn hạn hoặc dài hạn.

Vậy, Nga sẽ nhận được lợi ích nào khi tham chiến tại khu vực Caucasus? Nga tham chiến tại đây có nghĩa là Nga phải lựa chọn giữa việc đứng về bên Armenia hay Azerbaijan.

Chọn Azerbaijan? Trong khi Azerbaijan đang có mối quan hệ với Thổ Nhĩ Kỳ theo nghĩa “hai nhà nước-một dân tộc”.  Thổ Nhĩ Kỳ-đối thủ địa chính trị của Nga, đang gây loạn tại Caucasus như một mũi dao chĩa vào sườn phía Nam?

Chọn Armenia? Hãy nghe “người đầu bếp của Putin”, đồng chí Prigozhin – ông trùm của Wagner Nga, trả lời phỏng vấn ngắn để nêu “quan điểm cá nhân” của ông về Nagorno-Karabakh. Một số điểm cần lưu ý:

1, Nagorno-Karabakh là lãnh thổ của Azerbaijan, Nga không có cơ sở pháp lý để tiến hành hoạt động quân sự ở Nagorno – Karabakh.

2, Có nhiều tổ chức phi chính phủ Mỹ ở Armenia hơn các đơn vị quân đội quốc gia…

3, Thủ tướng Nikol Pashinyan là người chịu trách nhiệm vì cho đến năm 2018 Nga đã có thể đảm bảo cho Ar và Az thảo luận về xung đột tại bàn đàm phán, sau đó Mỹ đưa Pashinyan lên nắm quyền ở Yerevan và anh ta cảm thấy mình là vua và không thèm nói chuyện với Tổng thống Aliyev.

“Quan điểm cá nhân” này ám chỉ điều gì? Rất dễ nhận thấy.

Như vậy, về lý thuyết nếu Nga chọn Azerbaijan thì Azerbaijan phải độc lập, tách ra khỏi Thổ Nhĩ Kỳ. Nếu Nga chọn Armenia thì “ Nikol Pashinyan must go”. Đáng tiếc cho đến hiện tại, mặc dù chiến sự đang diễn ra gay gắt, quyết liệt, song 2 lựa chọn này của Nga lại mang tính ngặt nghèo…vì thực tế Nga chỉ có thể chọn Armenia hoặc không bên nào.

Chắc chắn sẽ không bao giờ có một giải pháp hoà bình cho xung đột tại NK bởi Azerbaijan và Armenia. Không có sự hỗ trợ của Nga thì Armenia sẽ bị Thổ Nhĩ Kỳ tàn phá. Và, Azerbaijan cũng sẽ không bao giờ tồn tại trên tư thế là một quốc gia độc lập mà bị Thổ Nhĩ Kỳ chi phối.

NK hoặc là không nơi nào để đi hoặc là…

Thật đau lòng cho người dân NK trong khói lửa chiến tranh họ không còn nơi nào để đi nếu như quân Azerbaijan – Thổ Nhĩ Kỳ tái chiếm. Thực tế, quân dân NK đang chiến đấu vô cùng anh dũng bởi đằng sau lưng họ là gia đình, quê hương mà họ không còn chỗ để lùi. Do đó, sẽ là một cuộc chiến đẫm máu, bởi vì, với họ, quân Azerbaijan- Thổ Nhĩ Kỳ chỉ là quân xâm lược.

Trong khi đó, dư luận Nga cũng đang bàn tán, tranh luận về việc liệu Nga có can thiệp hay không nếu như NK trưng cầu dân ý sáp nhập vào Nga.

Đây là một ý tưởng, chính sách lớn nên không đơn giản, có điều, một thực tế như thế này mà chúng ta luôn cảm thấy và không ít lần đã chứng minh trong cuộc chiến địa chính trị toàn cầu, đặc biệt là đối đầu giữa Nga với Mỹ-PT đã, đang xảy ra:

“Khi Nga phải đối mặt với những mối đe dọa lớn và…Tổng thống Putin im lặng, không có hành động nào, điều này có nghĩa là một chiến dịch đặc biệt khác đang được tiến hành, mà chúng ta sẽ chỉ có thể tìm hiểu, bình luận…sau, khi nhiễu thông tin lắng xuống…”

Không có gì là ngạc nhiên cả, bởi ngay khi cả Tổng thống Trump gần đây cũng coi “Putin là một thiên tài cờ vua trên bàn cờ địa chính trị”.

Vì vậy, chúng ta chờ xem, nhìn các diễn biến không chỉ ở Caucasus mà ở tận Libya, Syria và những cảnh cáo lạnh lùng tại Biển Đen mà Nga tỏ ra không ngán ngại bất cứ kẻ nào.

Lê Ngọc Thống/ĐV

Bài mới
Đọc nhiều