+
Aa
-
like
comment

Khi nào người dân được ghi hình, chụp ảnh CSGT?

13/01/2020 15:08

Theo quy định tại Thông tư 67/2019/TT-BCA, khi thực hiện ghi âm, ghi hình CSGT làm nhiệm vụ, người dân không làm ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của cán bộ, chiến sĩ khi đang thực thi nhiệm vụ.

CSGT xử lý xe máy chạy vào làn ô tô trên đường Phạm Văn Đồng, TP.HCM

Theo Điều 7, Thông tư 67/2019/TT-BCA quy định về thực hiện dân chủ trong công tác đảm bảo trật tự, an toàn giao thông, những việc nhân dân tham gia ý kiến về hoạt động bảo đảm trật tự, an toàn giao thông.

Và tại Điều 8, Thông tư 67/2019/TT-BCA quy định rõ 6 hình thức mà nhân dân tham gia ý kiến gồm: Qua đơn, thư gửi cơ quan Công an; điện thoại, hòm thư góp ý; Cổng thông tin điện tử, Trang thông tin điện tử của cơ quan Công an; Thông qua các cuộc họp tại địa bàn cư trú (gồm: Tổ dân phố, bản, làng, thôn, xóm); Nơi làm việc, học tập; Qua các cuộc điều tra xã hội học và hoạt động tiếp công dân của cơ quan Công an.

 

Người dân có quyền giám sát nhưng không được cản trở CSGT làm việc. Ảnh: Độc Lập

Một điểm quan trọng là tại 5 Điều 11, Thông tư 67/2019/TT-BCA về hình thức giám sát của nhân dân thì khoản 5 ghi rõ việc giám sát thông qua thiết bị ghi âm, ghi hình hoặc quan sát trực tiếp nhưng phải đảm bảo các điều kiện sau:

Không làm ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của cán bộ, chiến sĩ khi đang thực thi nhiệm vụ;

Ngoài khu vực bảo đảm trật tự, an toàn giao thông (đối với nơi có triển khai khu vực bảo đảm trật tự, an toàn giao thông);
Tuân thủ các quy định pháp luật khác có liên quan.

Như vậy, theo quy định của Thông tư 67/2019/TT-BCA, để giám sát Công an nhân dân trong công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông, người dân phải đảm bảo 3 điều kiện nêu trên khi ghi hình, chụp ảnh, ghi âm CSGT.

Thông tư 67/2019/TT-BCA có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15.1.2020 và thay thế Thông tư số 54/2009/TT-BCA ngày 2.10.2009 của Bộ trưởng Bộ Công an quy định về thực hiện dân chủ trong công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông.

Lam Nguyễn/TN

Bài mới
Đọc nhiều