Phạm Minh Hoàng – Kẻ bị tước quốc tịch ngồi phán về Việt Nam
Việt Tân mới đây vừa đăng tải một video bình luận về các sự kiện ở Việt Nam như dịch Covid-19, đường sắt Cát Linh – Hà Đông và Ngày nhà giáo Việt Nam. Với thành tích chống phá thì cũng không lạ gì khi tổ chức khủng bố này mời “chuyên gia” Phạm Minh Hoàng, người từng là giảng viên ở Việt Nam nhưng đã bị tước quốc tịch từ năm 2017.
Thực ra nói “chuyên gia” được mời nghe cho sang nhưng Phạm Minh Hoàng vốn là một thành viên của Tổ chức khủng bố Việt Tân. Phạm Minh Hoàng từng du học tại Pháp và từ chuyến đi định mệnh đó đã trở thành cánh tay đắc lực của Việt Tân. Hoàng từng xin vào Trường đại học Bách khoa TP.HCM làm giảng viên hợp đồng dạy môn Toán ứng dụng, nhưng đây chỉ là vỏ bọc để Hoàng thực hiện các hành vi chống phá. Với hàng loạt hành vi chống phá, tháng 8/2010, Hoàng bị cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an bắt, khởi tố, tạm giam để điều tra hành vi “Hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân” và bị tuyên phạt 17 tháng tù và 3 năm quản chế. Những tưởng thời gian cải tạo trong tù sẽ giúp Phạm Minh Hoàng hiểu ra sai lầm nhưng với bản chất ngông cuồng, Hoàng càng ngày càng chống đối quyết liệt hơn. Chính vì vậy, năm 2017, Cố Chủ tịch nước Trần Đại Quang đã ký Quyết định số 832/QĐ-CTN về việc tước quốc tịch Việt Nam đối với Phạm Minh Hoàng và trục xuất ông ta khỏi Việt Nam vào cuối tháng 6/2017.
Với lý lịch như vậy, nhưng Việt Tân vẫn để chức danh của Phạm Minh Hoàng là “Nhà giáo ở Đại học Bách Khoa – Sài Gòn” nhằm đánh lừa độc giả. Và không khó để thấy quan điểm của Phạm Minh Hoàng là tiếp tay cho Việt Tân bôi nhọ, xuyên tạc các vấn đề xã hội ở Việt Nam. Bài “phỏng vấn” của Hoàng có thể tóm tắt qua 3 từ: Đổ lỗi vô cớ, nhận xét phiến diện và hô hào bạo loạn lật đổ.
Đổ lỗi vô cớ là về vấn đề dịch bệnh Covid-19, Phạm Minh Hoàng cho rằng hiện này dịch bệnh đang có chiều hướng tăng lại ở Việt Nam là do lỗi của Chính phủ khi cho phép người dân tham gia các hoạt động đông người và dùng vaccine Trung Quốc không hiệu quả. Có lẽ, ông ta cũng biết là dịch bệnh đang bùng phát mạnh tại nhiều quốc gia châu Âu và cả Pháp là nơi mà ông ta đang sống. Báo cáo của Cơ quan y tế công cộng thì trung bình mỗi ngày ở Pháp có 10.172 ca mắc Covid mới. Con số này cao gấp đôi ngưỡng cảnh báo của Chính phủ là 50 trường hợp /100.000 dân. Và vaccine Trung Quốc thì được sử dụng ở nhiều quốc gia, trong đó có những nước phát triển và giàu có như UAE, Hungary đạt hiệu quả cao. Thế nhưng Phạm Minh Hoàng lại lươn lẹo cho rằng dịch bệnh xảy ra chỉ có thể là lỗi của Chính phủ Việt Nam.
Nhận xét phiến diện là cách mà Hoàng nói về đường sắt Cát Linh – Hà Đông. Đây vốn là một phương tiện giao thông công cộng hiện đại, thân thiện với môi trường và là biểu hiện cho quá trình hiện đại hóa đô thị ở Việt Nam theo đúng xu hướng chung của thế giới. Hình ảnh người dân xếp hàng đông đảo để trải nghiệm tuyến đường sắt này cho thấy người ta kỳ vọng vào nó ra sao, và nó có thể mang lại giá trị gì cho thành phố trong tương lai. Thời gian đầu, do lộ trình di chuyển hoặc chỗ gửi xe chưa thuận tiện, có một số thời điểm đoàn tàu vắng khách. Thế là Phạm Minh Hoàng và tổ chức Việt Tân lấy ngay những hình ảnh này để xuyên tạc “đường sắt xây lên chỉ để trưng”.
Và hô hào bạo loạn lật đổ, thay đổi thể chế nằm trong nội dung bình luận về ngày nhà giáo Việt Nam, là phần dài nhất, và cũng bộc lộ mục tiêu thực sự của Việt Tân. Tóm tắt lại thì cả “chuyên gia” Phạm Minh Hoàng và MC hùa nhau đưa ra kết luận: giáo dục Việt Nam không tốt vì đi theo con đường xã hội chủ nghĩa, các nhà giáo phải đứng lên để “xây dựng” xã hội tiến bộ. “Thống kê” của Hoàng cho biết hiện nay có khoảng 400 đối tượng, trong đó có 70 người từng là giáo viên được coi là “tiến bộ”, có nghĩa là các đối tượng này đang bị giam giữ hoặc xét vì các tội chống phá Nhà nước. Chỉ có 400 người lầm lạc trong số gần 100 triệu dân của một nước Việt Nam ngày càng văn minh tiến bộ, nhưng Phạm Minh Hoàng lại coi đó là những người “tiên tiến”. Và thực chất nội dung này chính là lời tự sự về những hành vi phạm pháp, phản động của ông ta từ xưa tới nay.
“Đổ lỗi vô cớ, nhận xét phiến diện, và hô hào bạo loạn lật đổ” có lẽ cũng là phương châm ngắn gọn nhất để mô tả các hành vi, thủ đoạn xuyên tạc của Việt Tân và các đối tượng khác lâu nay. Nó thể hiện ở nội dung video nghèo nàn, nặng tính sắp xếp, lập luận khiên cưỡng, và tuy đăng tải đã lâu nhưng chỉ có vỏn vẹn khoảng 1000 lượt xem. Người ta nói “thực tiễn là tiêu chuẩn khách quan để kiểm nghiệm chân lý”. Vậy thì nếu chỉ có 400 đối tượng phản động trong số 100 triệu dân, và chỉ có 1000 lượt xem trong số hàng triệungười lên mạng mỗi ngày, cho thấy quan điểm và hành vi của những kẻ như Phạm Minh Hoàng, như Việt Tân đang bị xã hội tiến bộ đào thải.
An Diễm