+
Aa
-
like
comment

Khi Bộ trưởng Đào Ngọc Dung tuyên chiến với “giặc nghèo” bất chấp cả Đại dịch Covid-19

12/12/2020 15:21

Đại dịch Covid-19 không chỉ tác động tới sự phát triển kinh tế, mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng tới đảm bảo an sinh – xã hội. Điều này khiến nhiều địa phương lo ngại cho tỷ lệ hộ nghèo, cận nghèo có thể tăng mạnh cuối năm 2020. Tuy nhiên, một tín hiệu rất khả quan khi mới đây, Bộ trưởng Bộ LĐ-TB&XH Đào Ngọc Dung đã thông báo, “Hơn 8 triệu người thoát nghèo và cận nghèo”.

Rất đáng mừng, tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết công tác giảm nghèo giai đoạn 2016-2020, Bộ trưởng Đặng Ngọc Dung đã thông báo, nếu như năm 1993, tỷ lệ hộ nghèo của Việt Nam còn tới 58,1%, năm 2015 là 9,88%. Nhưng tới năm 2019, tỷ lệ hộ nghèo theo tiêu chí mới chỉ là 3,75%. Năm 2020, tỷ lệ còn 2.75%. Như vậy sau 5 năm, bình quân mỗi năm, Việt Nam giảm 1,43%/năm.

Có được kết quả đáng khích lệ ấy là do quyết tâm của người đứng đầu ngành chỉ đạo sát sao, đề xuất, đưa ra mọi giải pháp để cùng Chính phủ tiêu diệt “giặc đói”, nâng cao chất lượng đời sống của người dân.

Theo Bộ trưởng Đào Ngọc Dung, đối với tình trạng bão lũ ở miền Trung năm 2020: Bộ Lao động, thương binh và xã hội đã sử dụng rất hiệu quả với 1.250 tỷ đồng và gần 20 nghìn tấn gạo, hỗ trợ nhiều thiết bị cứu hộ cứu nạn, nhu yếu phẩm cho người dân của Chính phủ. Đặc biệt là số tiền từ thông qua Mặt trận Tổ quốc và các ban ngành chức năng, nhân dân cả nước đã quyên góp hơn 1000 tỷ đồng, hàng triệu tấn hàng hóa cho nhân dân vùng bị bão lũ.

Đối với ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19, Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ dưới sự đề xuất của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội đã ban hành nhiều chính sách để hỗ trợ người dân gặp khó khăn do bị ảnh hưởng. Gần 13 triệu người dân, người lao động và gần 30 nghìn hộ kinh doanh được hỗ trợ với tổng kinh phí 12,7 nghìn tỷ đồng, trong đó, người có công với cách mạng, đối tượng bảo trợ xã hội, người nghèo đều đã được thụ hưởng đầy đủ. Đặc biệt, dưới yêu cầu của Bộ trưởng Đào Ngọc Dung, người lao động phải ngừng việc gặp khó khăn đã được Ngân hàng Chính sách xã hội cho doanh nghiệp vay với lãi suất 0% để trả lương ngừng việc với số tiền gần 15 tỷ đồng cho trên 4.200 người lao động.

Đó là những biện pháp triển khai trong thời gian ngắn hạn, còn trong công tác triển khai chính sách giảm nghèo bền vững, Bộ trưởng khẳng định việc thực phong trào thi đua: “Cả nước chung tay vì người nghèo – Không ai bị bỏ lại phía sau” do Thủ tướng Chính phủ phát động được triển khai sâu rộng, đem lại hiệu quả thiết thực.

“Các cấp, các ngành, người dân và đặc biệt là người nghèo đã nỗ lực, thi đua thực hiện Phong trào; phong trào thoát nghèo đã được nhiều người nghèo thực hiện trên phạm vi cả nước, nhiều tấm gương sáng nổi bật” – Bộ trưởng Đào Ngọc Dung cho biết.

Nhờ các chính sách giảm nghèo chung hỗ trợ toàn diện cho người nghèo như bảo hiểm y tế, miễn giảm học phí, nhà ở, nước sạch và vệ sinh, dạy nghề, lao động và việc làm, trợ giúp pháp lý, trợ giúp xã hội, vay vốn tín dụng ưu đãi; giải quyết đất ở, đất sản xuất, giao rừng, từng bước giảm dần và bãi bỏ những chính sách hỗ trợ cho không, tăng chính sách hỗ trợ có hoàn trả, có điều kiện gắn với đối tượng, địa bàn và thời gian thụ hưởng… mà cho đến thời điểm hiên tại Việt Nam hoàn toàn có thể tự hào về thành tích chiến thắng “giặc đói”. Và chắc chắn với những nỗ lực và quyết tâm của lãnh đạo và các cơ quan đầu ngành tin chắc giai đoạn tiếp theo tình hình còn lạc quan hơn rất nhiều.

Thu An

Tags:
Bài mới
Đọc nhiều