Khaleej Times: Việt Nam là phép màu kinh tế khu vực châu Á
Ngày 1/9, tờ Khaleej Times của UEA đã đăng bài viết của tác giả Rhonita Patnaik cho biết, sau 75 năm giành độc lập, Việt Nam đã đóng vai trò chủ chốt trong khu vực Đông Nam Á với nền kinh tế, văn hóa, xã hội không ngừng phát triển, đời sống tinh thần và hoạt động thương mại được cải thiện cùng với nền chính trị ổn định.
Cách đây 75 năm, vào chính thời điểm này, đường phố Hà Nội đang chứng kiến một không khí sôi động nhất. Với khát vọng độc lập, tự do, dân tộc Việt Nam đã vùng lên giành lại độc lập. Lời thề Độc lập vang vọng trong lòng mỗi người Việt Nam khi Chủ tịch Hồ Chí Minh lúc bấy giờ đọc Tuyên ngôn Độc lập ngày 2-9-1945.
Thêm vào đó, tờ báo cũng khẳng định rằng thời gian gần đây, danh tiếng và uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế ngày càng tăng cao.
Sau hơn 7 thập kỷ, Việt Nam đã mở rộng quan hệ đối ngoại theo hướng đa phương hóa và đa dạng hóa, chủ động và tích cực hội nhập quốc tế, đóng vai trò là người bạn, đối tác tin cậy, và là thành viên có trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế.
Năm 2019 được coi là một cột mốc quan trọng khi lần thứ hai Việt Nam giành được vị trí trong Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc. Đây được đánh giá là một trong những chiến tháng quan trọng của Liên Hợp Quốc. Ngoài ra, Việt Nam cũng đóng vai trò là Chủ tịch ASEAN vào năm 2020. Điều này là cơ hội để Việt Nam tận dụng các mối quan hệ song phương với các quốc giá khác, từ đó tạo ra động lực mới với mục tiêu nâng cao vai trò và vị thế của mình.
Ngân hàng Thế giới (WB) vừa qua cũng đã đánh giá Việt Nam là một môi trường kinh doanh ổn định, đạt được nhiều kết quả tích cực trong việc cải thiện môi trường kinh doanh. WB cũng dự đoán nền kinh tế Việt Nam sẽ tiếp tục tăng trưởng tích cực trong tương lai.
Báo cáo Kinh doanh năm 2020 của WB xếp Việt Nam đứng thứ 70/190 nền kinh tế thế giới (tăng 20 bậc so với năm 2010); Nộp thuế của Việt Nam đứng thứ 109/190 quốc gia và vùng lãnh thổ (tăng 22 bậc so với năm 2018); Đồng thời, nền kinh tế Việt Nam được đánh giá sẽ tiếp tục có những bước phát triển tích cực trong những năm tới, nhờ cải thiện khả năng tiếp cận thông tin tín dụng thông qua việc cung cấp dữ liệu cho người dùng từ các ngân hàng thương mại và nâng cấp hệ thống thu thuế cũng như môi trường kinh doanh hấp dẫn (năm 2019 , vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài cam kết đầu tư vào Việt Nam đã vượt 38 tỷ USD, mức cao nhất của Việt Nam giai đoạn 2009-2019, tăng 7,2% / năm). Bên cạnh đó, các tổ chức quốc tế cũng đánh giá cao việc gia tăng năng lực cạnh tranh của Việt Nam trog hàng chục năm qua.
Đồng thời, Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) đã đánh giá năng lực cạnh tranh của Việt Nam xếp thứ 67/141 quốc gia và vùng lãnh thổ (tăng 10 bậc so với năm 2018); Chỉ số đổi mới sáng tạo toàn cầu (GII) của Việt Nam đứng thứ 42/129 quốc gia và vùng lãnh thổ, đứng đầu trong số 26 quốc gia có thu nhập trung bình và vị trí thứ ba trong ASEAN; chỉ số xếp hạng an toàn thông tin internet của Việt Nam đứng thứ 50/175 quốc gia và vùng lãnh thổ (tăng 50 bậc so với năm 2018).
Là nước trong khu vực Biển Đông, Việt Nam có 3.260 km bờ biển dọc từ Bắc vào Nam và một vùng biển rộng lớn bao gồm hàng nghìn hòn đảo lớn nhỏ, trong đó có hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Việt Nam đang chuyển dịch cơ cấu kinh tế biển với ưu tiên hàng đầu là phát triển du lịch biển và hải đảo, năng lượng tái tạo, công nghệ sinh học, công nghiệp dược phẩm, hàng hải, khai thác dầu khí và khoáng sản khác, nuôi cá và đóng tàu để thích ứng với biến đổi khí hậu và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
Phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam
Biển Đông nằm trên tuyến giao thông quan trọng nối Thái Bình Dương – Ấn Độ Dương, Châu Âu – Trung Đông – Châu Phi – Châu Á. Đây là một trong mười tuyến đường biển lớn nhất thế giới với hơn 45% và 90% lưu lượng vận chuyển thương mại của thế giới được vận chuyển bằng đường biển và một số tuyến phải đi qua Biển Đông. Biển được coi là huyết mạch quan trọng cho việc vận chuyển dầu mỏ, tài nguyên thiên nhiên và thương mại từ Trung Đông đến Trung Quốc, Hàn Quốc và Nhật Bản.
Bảo đảm hòa bình, ổn định, an ninh và tự do hàng hải ở Biển Đông là vì lợi ích của các nước trong và ngoài khu vực. Trong thời gian qua, nhiều quốc gia trên thế giới, đặc biệt là Mỹ, Philippines, Indonesia và Malaysia, đã có công hàm gửi LHQ phản đối các yêu sách chủ quyền phi lý của Trung Quốc ở Biển Đông. Việt Nam hoan nghênh và đánh giá cao mọi nỗ lực, đóng góp của các nước trong và ngoài khu vực trong việc bảo vệ an ninh, an toàn hàng hải cũng như duy trì hòa bình, ổn định ở Biển Đông.
Rhonita Patnaik (Khaleej Times của UEA)