+
Aa
-
like
comment

“Khách sạn Hilton Hà Nội” và những đặc quyền chỉ tù binh Mỹ mới có trong Chiến tranh Việt Nam

26/02/2021 05:08

Những tù binh trong Chiến tranh Việt Nam bị nhốt ở Hỏa Lò, không chỉ là các phi công Mỹ bị bắn rơi ở miền Bắc, mà còn có cả biệt kích Mỹ bị ta bắt ở Trường Sơn, sau đó bị… áp giải bằng đường bộ Bắc.

Trong Chiến tranh Việt Nam, nhà tù Hỏa Lò thường được lính Mỹ gọi vui là “Khách sạn Hilton Hà Nội”. Đây là nơi giam giữ những tù binh Mỹ đầu tiên bị chúng ta bắt giữ trong cuộc chiến này.
Khác với tưởng tượng của nhiều người, các tù binh Mỹ trong Chiến tranh Việt Nam không chỉ có các phi công bị ta bắn hạ, mà còn có khá nhiều lính biệt kích.
Tù binh Mỹ bị giam giữ lâu nhất trong cuộc chiến tranh Việt Nam là Floyd James Thompson. Đây cũng chính là tù binh chiến tranh lâu nhất lịch sử nước Mỹ, với “thâm niên” 9 năm ngồi tù ở Việt Nam.
Floyd James Thompson bị bắn hạ từ năm 1964 khi tham gia nhiệm vụ bay tuần thám ở Quảng Trị, sau khi bị bắt giữ, ông được áp giải ra miền Bắc và bị giam giữ cho tới năm 1973.
Tính tổng cộng, toàn bộ Chiến tranh Việt Nam đã khiến 922 máy bay Mỹ bị bắn hạ chỉ tính riêng ở miền Bắc Việt Nam, khiến hàng nghìn quân nhân, phi công và trắc thủ Mỹ thương vong hoặc mất tích.
Theo nhiều thống kê của Mỹ trong cuộc chiến, có khoảng 1400 phi công Mỹ đã bị bắt giữ ở miền Bắc Việt Nam. Tuy nhiên con số thực sự ít hơn rất nhiều, do có không ít phi công Mỹ đã thiệt mạng cùng với chiếc phi cơ của mình sau khi bị bắn hạ.
Với chính sách nhân đạo của Đảng và Nhà nước, cùng với đó là việc Việt Nam tuân thủ tuyệt đối các điều khoản về chiến tranh theo công ước của Liên Hợp Quốc, các tù binh Mỹ ở Nhà tù Hỏa Lò đã được đối xử hết sức tử tế.
Trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ, đất nước còn khó khăn, chế độ ăn của các tù binh phi công Mỹ được coi là một “đặc quyền đặc lợi”, khi mà tiêu chuẩn ăn của những phi công này còn… cao vượt trội hơn cả cán bộ của ta.
Các phi công tù binh Mỹ ở Việt Nam được ăn sáng kiểu Tây với bánh mỳ và sữa; bữa trưa và chiều có bánh mỳ, trứng rán, thịt hộp, súp thịt hầm, khoai tây và nhiều loại rau củ quả khác. Đây là chế độ ăn “5 sao” so với mặt bằng chung của xã hội miền Bắc thời bấy giờ.
Thậm chí, những phi công Mỹ nghiện thuốc lá còn được phát ba điếu thuốc lá thơm mỗi ngày, đây là loại thuốc lá Tam Đảo có đầu lọc “thượng hạng” ở miền Bắc thời đó.
Trong những ngày lễ, Tết của Việt Nam và cả của Mỹ, các tù binh này còn được hưởng chế độ ăn tốt hơn bình thường, với đầy đủ các món truyền thống của ta cũng như theo phong tục bản địa. Thậm chí tù binh phi công Mỹ còn được cung cấp gà tây cho Lễ Tạ Ơn.
Khi đó ở miền Bắc Việt Nam, tiêu chuẩn ăn một ngày của sĩ quan cấp Đại tá chỉ là 1,2 đồng/ngày/3 bữa. Trong khi tiêu chuẩn của tù binh Mỹ ở Hỏa Lò, lên tới 1,6 đồng/ngày.
Với những trường hợp phi công tù binh Mỹ bị ốm đau, bệnh tật, ngoài việc cung cấp chăm sóc y tế đầy đủ, chúng ta còn nâng tiêu chuẩn ăn lên 3,2 đồng/ngày – nghĩa là gần gấp ba lần tiêu chuẩn ăn của sĩ quan cấp Đại tá trong Quân đội Nhân dân Việt Nam.
Đồ ăn quá nhiều và đầy đủ, tù binh phi công Mỹ thậm chí còn không ăn hết. Ban chỉ huy trại giam quyết định dùng thức ăn thừa để nuôi lợn. Thời kỳ đỉnh điểm, Hỏa Lò nuôi tới 40 con lợn. Sau khi đủ cân đủ lạng, số lợn này sẽ được thịt để cung cấp thức ăn cho trại, phần thừa được bán đi, lấy tiền thu được để… tăng cường khẩu phần ăn cho tù binh.
Sau khi hiệp định Paris có hiệu lực, năm 1973 chúng ta bắt đầu trao trả toàn bộ tù binh phi công Mỹ. Tổng cộng có 687 tù binh được trao trả.
Số còn lại, ước tính khoảng 1500 phi công Mỹ bị bắn hạ ở miền Bắc trong thời kỳ chiến tranh, được cho là đã rơi cùng với chiếc phi cơ của mình và vĩnh viễn nằm lại tại Việt Nam.

Clip Tù binh Mỹ ở Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước.

Trần Trân

Bài mới
Đọc nhiều