+
Aa
-
like
comment

Khả năng xảy ra chiến tranh thế giới thứ III: Gần như không có

09/01/2020 10:37

Trước tiên, chiến tranh thế giới là cuộc chiến quy mô toàn cầu, thu hút đông đảo các nước, phe phái tham gia. Hai cuộc chiến tranh trước đó xảy ra tại Châu Âu và đều có nguyên nhân là tranh chấp lãnh thổ, thuộc địa, bên cạnh đó là giành lấy vị thế quốc gia và thống trị thế giới. Nhưng hiện nay, vấn đề này đã được giải quyết bằng các cuộc chiến tranh thương mại và chính trị.

Hình ảnh minh họa. Idlib của Syria từng là chảo lửa bởi những cuộc không kích.

Các cường quốc không cần động binh, họ dùng quyền lực mềm để ép buộc các tiểu quốc và phe đối nghịch trở thành kẻ thua trận.

Nhân loại đã thừa hiểu hậu quả từ hai cuộc chiến tranh thế giới và hai cuộc chiến tranh tổng lực cục bộ lớn nhất là chiến tranh Việt Nam và chiến tranh Triều Tiên. Hệ quả của nó để lại là quá lớn và đến giờ, bất cứ cuộc chiến nào cũng chắc chắn sẽ bị phản ứng rất lớn từ nhân dân thế giới.

Các mối quan hệ giữa các quốc gia đã dần chuyển từ đồng minh, đồng chí sang đa phương hóa. Một quốc gia có quan hệ với rất nhiều các quốc gia khác, khu vực khác chứ không bó hẹp trong phạm vị cục bộ như trước. Điều này có một nhược điểm là họ sẽ không có được đồng minh sẵn sàng “nhảy vào lửa” nhưng khiến cho các mối quan hệ trở nên minh bạch hơn, thay vì đấu tranh thì cùng cộng sinh. Các cuộc chiến tranh lớn nhất thế kỷ 20, đều bắt nguồn từ một số quốc gia, sau đó lan ra 2 phe đối nghịch. Nhưng hiện tại, kể cả xảy ra một quốc chiến toàn cục giữa Mỹ và Iran, sẽ hiếm có một quốc gia khác như Anh Quốc, phương Tây tham gia cùng Mỹ hoặc Nga, Trung Quốc tham gia phía bên Nga. Dĩ nhiên khả năng là có, nhưng sẽ tham gia hạn chế chứ không thể nào phát huy đến quy mô toàn lực và bùng phát trở thành các cuộc chiến tranh thế giới.

Người ta hoàn toàn có quyền nghi ngờ phía Iran, có thể chính phe Iran “hy sinh” người mình để thực hiện âm mưu liên kết với Mỹ. Trước đó, vị tướng thiệt mạng Qassem Soleimani có thể chính là con tốt đó. Người ta đặt câu hỏi rằng, tại sao lịch trình bảo mật đến cặn kẽ của ông lại bị lộ diện dễ dàng và ông mất trong thời điểm bất ngờ chỉ bằng UAV như vậy? Tại sao một vị tướng lõi đời trận mặc lại có cái kết thúc rất nghi ngờ là thế?

Một vụ nổ làm rung chuyển Baghdad trong cuộc không kích ngày 21 tháng 3 năm 2003.

Một yếu tố khác khiến cho việc chiến tranh thế giới thứ III sẽ không xảy ra, đó là vũ khí hạt nhân. Cũng không cần phải dài dòng làm gì, nếu một trong số các quốc gia sử dụng vũ khí hạt nhân, điều này sẽ dẫn tới việc Hệ mặt trời chỉ còn 7 hành tinh, Sao Hỏa trở thành hành tinh thứ 3 trong hệ mặt trời.

Mặc dù Iran đã “giương cờ đỏ” nhưng rõ ràng, các biện pháp của họ vẫn chỉ là tấn công vào các mục tiêu cục bộ của Mỹ tại Trung Đông. Mỹ và Anh điều tàu chiến đến nhưng vẫn chỉ đảm bảo “an toàn hàng hải” và “hộ tống các tàu chở dầu”. Trong ngày vừa qua, giá dầu vượt mốc 70 USD/1 thùng và đặt giả sử có thể tăng lên mốc 80 USD/1 thùng trong tháng tới nếu xung đột tiếp tục bùng phát. Giá dầu tăng khá bất ngờ vì rõ ràng nguồn cung – cầu các điểm nóng đều đảm bảo, thậm chí nguồn cầu trong giai đoạn 2020 – 2025 sẽ không tăng nhanh như thập kỷ trước do xu thế bùng nổ năng lượng điện và năng lượng tái tạo. Rất có thể, vẫn chỉ là biện pháp “cà khịa” rồi ai về nhà lấy tiếp tục hưởng lợi nhờ giá dầu tăng của các phe Mỹ, Iran.

Rõ ràng, đối thủ trong tương lai của Mỹ là Trung Quốc, sau đó là Nga, chứ không phải là Iran. Đây có thể là liều thuốc thử của Mỹ dành cho 2 cường quốc đứng dưới mình, liệu thái độ của Trung Quốc và Nga như thế nào khi đồng minh thân cận của mình đang “đơn thương độc mã” trước vòng vây của Mỹ. Nhìn sang bên Đông Á, Triều Tiên lại tranh thủ “thăm dò thái độ” của Hàn Quốc và Nhật Bản, cũng chính nhờ động thái này, Mỹ liền tăng ngay tiền “bảo kê” và gây áp lực mua bán đến 2 đồng minh: Hàn Quốc và Nhật Bản.

Về mọi mặt, động cơ chính của Mỹ là quyền lực chính trị, khẳng định vị thế và tiền chứ không phải nhằm vào việc thôn tín hay chiến tranh toàn diện.

TH

Bài mới
Đọc nhiều