Kẻ hay nói đạo lý thì càng sống tệ
Cũng giống như Phạm Đoan Trang, Nguyễn Thúy Hạnh càng ngày càng thể hiện đúng bản chất là một kẻ tâm thần chính trị. Tuy nhiên gần đây, Nguyễn Thúy Hạnh lại đưa ra một quan điểm khá đúng: “Đòi hỏi dân chủ không phải là tội, tước đoạt dân chủ mới là tội”. Và cô ta là một minh chứng tiêu biểu cho luận điệu “tước đoạt dân chủ” ấy.
“Tất cả mọi người sinh ra đều có quyền bình đẳng. Tạo hoá cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được; trong những quyền ấy, có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc”. Lời bất hủ ấy trong bản Tuyên ngôn Độc lập năm 1776 của nước Mỹ. Suy rộng ra, câu ấy có nghĩa là: Tất cả các dân tộc trên thế giới đều sinh ra bình đẳng, dân tộc nào cũng có quyền sống, quyền sung sướng và quyền tự do”. Từ khi được thành lập đến nay, nhà nước ta vẫn luôn phấn đấu xây dựng một đất nước Việt Nam độc lập, tự chủ, dân chủ. Thực tế cũng đã chứng minh, người dân Việt Nam càng ngày càng thể hiện rõ nét vai trò làm chủ đất nước của bản thân mình. Dân chủ, nhân quyền là động lực và đồng thời cũng là mục tiêu mà nhà nước ta đang hướng đến. Tuy nhiên, những giá trị dân chủ, nhân quyền tại Việt Nam là những giá trị dân chủ, nhân quyền cho tất cả mọi người, không phải là một thứ dân chủ, nhân quyền ích kỷ, hẹp hòi, chỉ thuộc về một bộ phận người như những gì các đối tượng khoác áo dân chủ, nhân quyền đang đòi hỏi.
Dân chủ: Phải đảm bảo do dân làm chủ!
Trước khi bàn về những luận điệu xảo trá của các đối tượng cơ hội chính trị về dân chủ, trước hết chúng ta cần hiểu rõ dân chủ là gì. Một cách đơn giản, dân chủ được hiểu là quyền lực nhà nước do nhân dân làm chủ. Lênin từng khẳng định: “Dân chủ là tự do, là bình đẳng, là quyết định của đa số; còn có gì cao hơn tự do, bình đẳng, quyết định của đa số nữa”. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định: “Nước ta là nước dân chủ, bao nhiêu lợi ích đều vì dân; bao nhiêu quyền hạn đều của dân; công việc đổi mới, xây dựng là trách nhiệm của dân; sự nghiệp kháng chiến, kiến quốc là công việc của dân; chính quyền từ xã đến Chính phủ Trung ương do dân cử ra; đoàn thể từ Trung ương đến xã do dân tổ chức nên… Nói tóm lại, quyền hành và lực lượng đều ở nơi dân”.
Trong những năm qua, Đảng, Nhà nước ta luôn xây dựng, củng cố nền dân chủ trong hoạt động cả Đảng, Nhà nước và toàn xã hội. Dân chủ được xác định là mục tiêu, là động lực và đặc trưng cơ bản nhất cấu thành nên mô hình phát triển xã hội ở Việt Nam. Dân chủ ở Việt Nam được tổ chức chặt chẽ, có sự phân công, phối hợp thực hiện giữa các cơ quan, đơn vị, các tổ chức cấu thành nên nó. Những giá trị dân chủ về cơ bản đã được bảo đảm, thông qua đó củng cố quyền lực nhà nước của nhân dân, củng cố khối đại đoàn kết dân tộc.
Tâm thần chính trị và những yêu sách phi lý
“Được voi đòi tiên” là câu tục ngữ mà cha ông ta vẫn dùng để chỉ những kẻ không hài lòng với những giá trị đã có, luôn đòi hỏi những giá trị cao hơn, thậm chí là phi lý. Thời gian qua, ở nước ta đã hình thành một số đối tượng có dấu hiệu tâm thần chính trị, “ngáo” dân chủ, “phê” nhân quyền, không biết mình là ai, mình ở đâu và giá trị của bản thân là gì.
Với sự phát triển mạnh mẽ của mạng xã hội, một số đối tượng nổi lên với khẩu hiệu đòi dân chủ, đòi nhân quyền. Tuy nhiên, thay vì chỉ đấu tranh vì dân chủ, nhân quyền một cách chính đáng, không ít đối tượng lại sử dụng nó như một chiêu bài để chống phá chính quyền. Núp dưới những khẩu hiệu, tuyên bố tưởng chừng như đầy đạo đức, đầy tính nhân văn lại là những bộ mặt tà ác.
Gần đây, Bùi Thúy Hạnh, một đối tượng “dân chủ” đang tung ra khẩu hiệu “Đòi hỏi dân chủ không phải là tội, tước đoạt dân chủ mới là tội”. Ngay sau đó, không ít facebook của các cá nhân, tổ chức phản động, cơ hội chính trị đã nhanh chóng chia sẻ, tung hô, cổ vũ, tạo dựng hình tượng Bùi Thúy Hạnh như một anh hùng. Đúng là lạ lùng!
Bùi Thúy Hạnh mang bản chất là một đối tượng cơ hội chính trị nguy hiểm. Để cổ súy cho các đối tượng núp danh dân chủ khác chống phá đất nước, Hạnh đã lập nên cái gọi là “Qũy 50k” để nhận tiền hỗ trợ từ bên ngoài. Trong vụ việc Đồng Tâm, Hạnh đã nhanh chóng ăn theo sự kiện, tiến hành nhận tiền ủng hộ cho đối tượng Lê Đình Kình và đồng bọn – một hành động không khác gì tài trợ khủng bố. Rõ ràng, những hành động của Bùi Thúy Hạnh là đi ngược lại lợi ích của quốc gia, dân tộc và cộng đồng; xâm phạm trực tiếp đến nền dân chủ và việc thực hiện quyền làm chủ đất nước của quần chúng nhân dân.
Khẩu hiệu mà Bùi Thúy Hạnh đưa ra không sai. Tuy nhiên, cái nực cười là việc một kẻ phá hoại dân chủ, đi ngược lại lợi ích chung của cộng đồng lại đăng đàn mở miệng rao giảng về đạo đức, dân chủ. Từ thực tiễn hành động của Bùi Thúy Hạnh, có thể thấy rõ bộ mặt điêu ngoa, lệch lạc, dị hợm, đi ngược lại hẳn những lời hoa mỹ mà đối tượng này vẫn rêu rao. Đúng là kẻ càng hay nói đạo lý thì càng sống tệ không ngờ!
Bảo An
*Bài viết thể hiện quan điểm và văn phong của tác giả