+
Aa
-
like
comment

Kẻ chống phá trước sau cũng sẽ bị bắt: Sao Việt Nam phải đàn áp?

Hải Anh - 29/06/2020 17:44

Mới đây, ngày 20/6, trên VOA tiếng Việt có đăng tải bài viết với tiêu đề: “HRW: ‘Làn sóng đàn áp người bất đồng chính kiến gia tăng trước ĐH Đảng 13′”, với những nội dung quy kết, tố cáo của tổ chức theo dõi nhân quyền cho rằng Việt Nam gia tăng đàn áp những những người bất đồng chính kiến trước thềm đại hội Đảng 13, trong đó chính quyền bắt giam hàng loạt các blogger và nhà báo độc lập, gần nhất là hai ông Huỳnh Anh Khoa và Nguyễn Đăng Thường. 

Theo VOA dẫn lại HRW cho rằng, Đại hội ĐCSVN là một sự kiện chính trị quan trọng bậc nhất của Việt Nam. Để đảm bảo sự kiện này diễn ra ‘trơn tru’, ‘không có các tiếng nói bất đồng hay chống đối’, chính phủ Việt Nam từng truy bắt nhiều nhà bất đồng chính kiến trước thềm đại hội. Thậm chí HRW còn đề nghị thả các tù nhân chính trị: “Các đồng minh và đối tác thương mại của Việt Nam cần nêu quan ngại về những vụ án mới này với Hà Nội và yêu cầu nhà cầm quyền phóng thích các tù nhân chính trị.”

Nói như vậy HRW cố ý nói rằng trước thềm đại hội Đảng Việt Nam gia tăng đàn áp những người bất đồng chính kiến?

Không đơn giản là bất đồng chính kiến 

Thực tế, những đối tượng bị bắt không đơn giản là những đối tượng bất đồng ý kiến mà họ đều là những đối tượng chống phá, cố tình bất đồng ý kiến để thực hiện mưu đồ của mình.

Lê Hữu Minh Tuấn, Phạm Chí Dũng, Nguyễn Tường Thụy bị khởi tố, bắt tạm giam đề điều tra về những hành vi vi phạm pháp luật, trong đó có việc đăng tải các bài viết trên các trang mạng xã hội có nội dung tuyên truyền, kích động, xuyên tạc, phỉ báng chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, xuyên tạc lịch sử, kích động gây rối, biểu tình… chứ hoàn toàn không có chuyện bị bắt giam vì “thực hiện độc lập” hay chỉ đơn giản là bất đồng ý kiến như HRW đơm đặt.

Quá trình bắt, khám xét các đối tượng này đã được tiến hành theo đúng quy định pháp luật của Việt Nam như Bộ luật Hình sự, Bộ luật Tố tụng hình sự; và các cơ quan chức năng đã thu giữ nhiều tài liệu, vật chứng có liên quan đến hành vi phạm tội để phục vụ công tác điều tra vụ án.

Nếu tính về những vụ bắt giữ người vi phạm pháp luật mà giới chức nhà nước thực hiện thời gian gần đây (trước thềm Đại hội Đảng) thì chưa thể nói là nhiều so với các giai đoạn trước đó.

Và phải nói thêm, những vụ bắt xử lý kiểu này trải đều trong nhiều năm qua và việc nhiều vụ bắt, xử lý không liên quan gì Đại hội Đảng đang cho thấy có một sự quy kết trong chuyện này. Hiểu tích cực hơn, đó đơn thuần là chuyện thực thi pháp luật, nghĩa là người có tội thì đương nhiên sẽ chịu những chế tài từ giới thực thi pháp luật.

Trong số các tổ chức tự nhận là hoạt động vì nhân quyền trên phạm vi quốc tế, Human Rights Watch (HRW) nổi lên là một tổ chức thường xuyên đưa ra các luận điệu bịa đặt, vu khống về nhân quyền ở các quốc gia, trong đó có Việt Nam. Mang danh là tổ chức nhân quyền nhưng hoạt động của HRW chưa bao giờ phục vụ cho sự phát triển nhân quyền ở các quốc gia, kể cả ở Việt Nam.

Thù địch và thiếu thiện chí, đó là kết luận duy nhất có thể rút ra từ những hoạt động liên quan Việt Nam mà nhiều năm nay Tổ chức theo dõi nhân quyền (HRW) đã tiến hành. Vì thế, việc HRW cho rằng: “Để đảm bảo sự kiện ĐHĐ XIII diễn ra ‘trơn tru’, ‘không có các tiếng nói bất đồng hay chống đối’, chính phủ Việt Nam từng truy bắt nhiều nhà bất đồng chính kiến trước thềm đại hội” là vu cáo, gây khó khăn trước cho Việt Nam bước vào đại hội Đảng lần thứ 13.

Đã từ lâu, dư luận thế giới đã nhận rõ bản chất đen tối của một tổ chức mang danh “nhân quyền quốc tế” như: Tổ chức theo dõi nhân quyền HRW, Ủy Ban Bảo vệ Ký giả- CPJ, Cơ quan Truyền thông Toàn cầu của Mỹ (USAGM)… Qua đó có thể thấy, các tổ chức này luôn nhúng tay vào nhiều sự kiện, vấn đề liên quan đến “dân chủ”, “nhân quyền” trên thế giới và Việt Nam, qua đánh giá thiếu trung thực, một chiều, phiến diện, mơ hồ, chủ yếu dựa theo thông tin do các đối tượng chống đối cung cấp. Và rõ ràng với bản chất như vậy thì không thể nhân danh bất cứ giá trị nhân văn nào phê phán các quốc gia khác và cũng không có tư cách gì để yêu cầu, đòi hỏi một quốc gia có chủ quyền như Việt Nam phải làm theo những đòi hỏi phi lý, phi pháp.

Hải Anh

* Bài viết thể hiện văn phong và quan điểm riêng của tác giả

Bài mới
Đọc nhiều