+
Aa
-
like
comment

Japan Times: Ý nghĩa lịch sử của Đại hội XIII trong bối cảnh khủng hoảng toàn cầu

Bảo Trâm - 26/01/2021 10:39

Trang Japan Times vừa qua đã có bài viết đăng tải những ý nghĩa lịch sử của Đại hội Đảng lần thứ XIII tại Việt Nam trong bối cảnh cả thế giới đều rơi vào khủng hoảng suy thoái.

Qua đó, trang Japan Times cho rằng Đại hội lần này sẽ giúp định hình vai trò toàn cầu của đất nước trong 5 năm tới thông qua việc lựa chọn các nhà lãnh đạo và thiết lập chính sách kinh tế trong tương lai. Đặc biệt hơn, trọng tâm của Đại hội lần này sẽ là đổi mới và đưa ra mục tiêu phát triển Việt Nam lên một vị thế mới trên thế giới.

Diễn ra trong bối cảnh cả thế giới đều phải “đóng cửa, tự cách ly” do đại dịch hoành hành, nhưng Việt Nam lại là quốc gia gần như duy nhất tự hào có thể tổ chức một Đại hội với sự tham gia của gần 1.600 mà vẫn an toàn.

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng, người đứng đầu Việt Nam đã tổng kết tâm trạng tốt đẹp tại buổi gặp mặt quân đội vào tháng trước bằng câu nói: “Thưa các đồng chí, không khí hân hoan, phấn khởi đang lan tỏa khắp đất nước ta”. Có lẽ trong thời điểm hiện tại, rất ít nguyên thủ quốc gia hoặc chính phủ trên thế giới có thể nói điều như vậy. Điều đó cho thấy sự thành công của Việt Nam trong năm 2020 trong việc khống chế đại dịch cũng như vực dậy nền kinh tế.

Đại hội XIII diễn ra trong bối cảnh Đảng Cộng sản Việt Nam cho đến nay đã kiểm soát tốt đại dịch. Với các biện pháp chống dịch nghiêm ngặt, Việt Nam đã kiểm soát được số ca lây nhiễm trong cả năm 2020 và tính đến ngày 24/1 chỉ ghi nhận 35 ca tử vong. Theo tác giả bài viết, đây là thành tích đầy ấn tượng trong cuộc chiến chống đại dịch Covid-19. Cũng nhờ vậy, nền kinh tế chỉ bị tác động nhẹ và theo số liệu chính thức, Việt Nam đạt mức tăng trưởng 2,9% trong năm 2020.

Theo Japan Times, Đại hội XIII có sự tham dự của 1.587 đại biểu, đại diện cho 5,1 triệu đảng viên. Các nội dung quan trọng nhất trong chương trình nghị sự bao gồm Báo cáo của Ban Chấp hành Trung ương và thảo luận về đường lối phát triển kinh tế – xã hội trung và dài hạn của đất nước trong 5 năm tới. Chương trình nghị sự sẽ bầu ra Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa mới.

Bài viết cũng đưa ra nhận định rằng đường lối “Đổi mới” do Đại hội VI của Đảng Việt Nam (12/1986) đề ra và các đại hội sau tiếp tục hoàn thiện và phát triển đã mở ra bước ngoặt trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Ở Đại hội XIII, cuộc họp sẽ mở ra một thời kỳ mới đưa Việt Nam có vị thế ngày càng cao trên trường quốc tế, được các siêu cường quốc trên thế giới công nhận thực lực.

Bảo Trâm (Lược dịch theo Japan Times)

Bài mới
Đọc nhiều