+
Aa
-
like
comment

Iskander – ‘Lưỡi dao’ cắm vào sườn châu Âu

30/11/2020 06:58

Với những tính năng đặc biệt của mình, tên lửa đạn đạo Iskander của Nga là mối bận tâm thường trực với nhiều lãnh đạo quân sự châu Âu.

Iskander là tên lửa đạn đạo tầm ngắn được quân đội Nga đưa vào biên chế hồi năm 2006 nhằm thay thế do hệ thống OTR-23 được phát triển từ thời Liên Xô cũ đã lỗi thời.

Iskander ‘Lưỡi dao’ cắm vào sườn châu Âu
Tên lửa đạn đạo Iskander. Ảnh: TASS

Số liệu từ trang Military Todays cho biết, Iskander có trọng lượng 3,8 tấn, trong đó phần đầu đạn nặng khoảng 480 kg; dài 7,2 m và chu vi là 0,95m; tầm bắn khoảng 500km. Kíp chiến đấu và điều khiển tên lửa gồm 3 người.

Iskander ‘Lưỡi dao’ cắm vào sườn châu Âu
Hệ thống Iskander dưới dạng 3D. Ảnh: Army Recognition

Iskander được áp dụng công nghệ tàng hình kỹ thuật plasma, tức là tạo ra một lớp mây trung tính về điện bao quanh phần đầu đạn khiến hệ thống radar của phía đối phương khó phát hiện ra. Do vậy, tên lửa này có khả năng ‘chui lọt’ khỏi sự giám sát của radar.

Iskander ‘Lưỡi dao’ cắm vào sườn châu Âu
Tên lửa Iskander. Ảnh: Sputnik

Ngoài ra, Iskander-M còn được trang bị hệ thống dẫn đường vệ tinh kết hợp đầu tự dẫn quang học thế hệ mới cho phép tên lửa thay đổi quỹ đạo bay một cách linh hoạt. Do vậy, tên lửa phòng không đối phương sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong việc theo dấu đầu đạn của Iskander, cũng như tiến hành đánh chặn.

Iskander ‘Lưỡi dao’ cắm vào sườn châu Âu
Tên lửa Iskander tham gia lễ duyệt binh. Ảnh: THX

Do có những tính năng đặc biệt kể trên, nên việc Nga triển khai hệ thống tên lửa đạn đạo tầm ngắn này tại khu vực Kaliningrad khiến nhiều lãnh đạo quân sự châu Âu lo lắng. Bởi với tầm bắn và hệ thống dẫn đường linh hoạt, thì nhiều đô thị lớn của các nước châu Âu sẽ luôn nằm trong cự ly hoạt động của Iskander.

Tuấn Trần/VNN

Bài mới
Đọc nhiều