+
Aa
-
like
comment

IMF ngầm muốn Việt Nam “thôi giả nghèo giả khổ”?

31/05/2021 14:35

Trong khuyến nghị mới nhất mà các chuyên gia IMF gửi Tổng cục thống kê Việt Nam, nội dung đề nghị Việt Nam cần tính lại GDP với lý do Việt Nam vẫn tính thiếu quy mô nền kinh tế. Với báo cáo GDP mà Việt Nam công bố, liệu IMF có phải đang ngầm cho rằng Việt Nam “giả nghèo”?

Landmark81
Tính lại GDP cho gần thực tế hơn sẽ giúp chính phủ xây dựng các chính sách, các chiến lược kinh tế phù hợp hơn, giúp các tổ chức quốc tế so sánh các quốc gia đúng hơn, giúp các nhà đầu tư quốc tế thuận lợi hơn trong các quyết định đầu tư, thương mại

Mặc dù 04/2020 Việt Nam đã công bố kết quả tính lại GDP với mức điều chỉnh tăng 25,4%, nhưng theo IMF đợt điều chỉnh ấy Việt Nam mới chỉ xem xét, rà soát các hoạt động kinh tế theo qui định của Việt Nam, chưa hề tính đến các hoạt động kinh tế không được quan sát. IMF cho rằng việc loại trừ các hoạt động kinh tế không được quan sát dẫn đến tính thiếu qui mô của nền kinh tế, làm sai lệch tốc độ tăng trưởng GDP, gây trở ngại cho việc so sánh quốc tế về qui mô của nền kinh tế, về GDP và GDP đầu người.

IMF cho rằng với sự tăng trưởng nhanh chóng của ngành dịch vụ và thành tố phi chính thức của ngành này khiến cho các cơ quan thống kê gặp nhiều thách thức trong công tác đo lường, thống kê. IMF cam kết sẽ tiếp tục hỗ trợ Việt Nam thống kê GDP quốc gia toàn diện một lần nữa.

Một cuộc tổng điều tra kinh tế được thực hiện trong năm 2021, sẽ bao trùm các hoạt động kinh tế phi chính thức, ngành kinh tế dịch vụ và các hoạt động kinh tế tăng trưởng nhờ nền tảng số. Đồng thời, IMF sẽ hướng dẫn GSO áp dụng một hệ thống thống kê mới (hệ thống bảng SUT & IO 2020).

Thực ra việc tính lại GDP chỉ là mới và lạ với Việt Nam mà thôi, thông lệ quốc tế việc tính lại GDP được thực hiện 5 năm 1 lần và các quốc gia khác vẫn thực hiện theo thông lệ tính lại GDP 5 năm một lần ấy. Việc không tính lại GDP thường xuyên chính là lý do mà GDP Việt Nam được điều chỉnh lên đến 25,4% (đợt 04/2020). Tuy nhiên, các hoạt động kinh tế ngầm, kinh tế nhỏ, lẻ, vốn không được đưa vào thống kê từ trước đến nay, trong khi chiếm một số lượng rất lớn, gây khó khăn cho việc tính toán GDP của Việt Nam.

Nếu ai đã đi nước ngoài nhiều thì cảm nhận rất rõ với các nước tiên tiến thì hầu hết các hoạt động thương mại, mua bán đều có hoá đơn, chứng từ, đều trong hệ thống máy tính in ra, có nghĩa rằng nó nằm trong hệ thống mà chính phủ có thể quan sát được, còn ở Việt Nam tỷ lệ các hoạt động kinh tế không hoá đơn, chứng từ, nằm ngoài sổ sách và giá trên hợp đồng, trên hoá đơn thấp hơn nhiều giá mua bán thật là không ít. Điều đó thể hiện rất rõ rằng: Việt Nam tính thiếu GDP, mà thiếu nhiều chứ không ít đâu.

Sau cuộc Tổng điều tra dân số năm trước, đến năm nay, Việt Nam sẽ tổng điều tra kinh tế, để tính lại quy mô nền kinh tế.

Từ đề nghị của IMF, có thể thấy được các tổ chức nước ngoài đang nhận thấy rõ sự phát triển vượt bậc của Việt Nam trong thập kỷ vừa qua. Việc họ đề nghị tính lại GDP là để xác định đúng quy mô của nền kinh tế Việt Nam hiện tại, từ đó xây dựng nên những chính sách ưu đãi tài chính đối với Việt Nam.

Có một bạn đọc trên MXH đã bình phẩm hài hước trước thông tin này rằng: “IMF ác thật, vô cảm thật, năm 2020 đã tước mất cái sổ hộ nghèo của Việt Nam, nay còn có mỗi cái sổ hộ cận nghèo cũng lại muốn cướp nốt”.

Sơn Ca

Bài mới
Đọc nhiều