+
Aa
-
like
comment

Hủy đấu thầu quốc tế đường cao tốc Bắc – Nam – Cơ hội doanh nghiệp Việt bứt phá

26/09/2019 16:47

Bộ GTVT vừa ra quyết định hủy sơ tuyển theo hình thức đấu thầu rộng rãi quốc tế đối với Dự án xây dựng một số tuyến đường cao tốc Bắc – Nam phía Đông. Điều này đã tạo điều kiện cho nhà thầu Việt Nam có cơ hội bứt phá, thi công nhiều công trình đòi hỏi trình độ quản lý và áp dụng khoa học công nghệ cao, sánh tầm quốc tế.

Nhìn lại những “giấc mơ” mà Việt Nam tự xây dựng

Đường dây 500kV Bắc – Nam là công trình không chỉ giúp hệ thống điện của 3 miền đất nước thống nhất, đây còn là bước ngoặt quan trọng thể hiện tầm nhìn thời đại trong quá trình xây dựng và phát triển hệ thống điện Việt Nam, góp phần to lớn trong công cuộc đổi mới đất nước.

Cao tốc Bắc – Nam được hoàn thành đã thống nhất được hệ thống điện của 3 miền, cung cấp điện cho miền Trung đặc biệt cho miền Nam để phát triển kinh tế – xã hội, tạo tiền đề cho công cuộc đổi mới đất nước. Công trình có tổng dự toán là 3.800 tỷ đồng, nhưng do quá trình quản lý và thi công, do khảo sát thiết kế hợp lý, giám sát công trình chặt chẽ nên quyết toán chỉ hết 3.550 tỷ đồng đã làm lợi cho nhà nước 250 tỷ đồng. Sau 3 năm vận hành đã khấu hao hết toàn bộ vốn của công trình.

Việt Nam đã có kinh nghiệm thực tiễn với đường dây điện 500 kV Bắc – Nam dài 1.487 km qua nhiều địa hình hiểm trở. Dự án đột phá này cũng bị nghi ngờ và phản đối. Từ các nhà khoa học trong và ngoài nước lẫn các tổ chức tiền tệ quốc tế.

caotoc
Hủy đấu thầu quốc tế dự án cao tốc Bắc – Nam chính là cơ hội lớn cho doanh nghiệp Việt

Tuy nhiên, với tinh thần và trí tuệ Việt Nam, Thủ tướng Võ Văn Kiệt lúc đó vẫn quyết tâm làm bằng được. Công trình đã hoàn thành sau 30 tháng lao động cật lực. Chẳng những không đội vốn, công trình còn giảm được 1% so với dự toán.

Giấc mơ về một tuyến cao tốc hiện đại quy mô 4 – 6 làn xe chạy dọc đất nước bắt đầu từ những năm 90 thế kỷ XX, trước khi mạng lưới giao thông đường bộ Việt Nam xuất hiện đoạn đường “tiền cao tốc” đầu tiên từ Pháp Vân – Cầu Giẽ dài 30 km vào đầu năm 2002.

Ít người biết rằng, khởi thủy của “giấc mơ” này lại đến từ một cú điện thoại của đích thân Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu gọi tới Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải (GTVT) khi đó là ông Lê Ngọc Hoàn vào một buổi tối giữa năm 1998 để thông báo tắc đường.

Sự việc này chính là “giọt nước tràn ly”, khiến Bộ GTVT quyết định dồn toàn bộ phần vốn dư ODA từ việc nâng cấp, mở rộng Quốc lộ 1 để bắt tay khởi công xây 30 km đường 4 làn, có thể chạy xe với vận tốc 100 km/h đầu tiên ở Việt Nam vào tháng 9/1998. Chưa đầy 2 năm sau (năm 2002), đoạn đường “tiền cao tốc” đầu tiên tại Việt Nam được thông xe với không ít ngỡ ngàng của người tham gia giao thông, vốn trước nay chỉ quen với khái niệm “đường ta rộng thênh thang 8 thước”.

Vào giữa năm 1998, tình hình chính trị – kinh tế trên thế giới diễn biến phức tạp; trong nước mưa bão gây lũ lụt lớn xảy ra liên tiếp ở miền Trung, gây thiệt hại to lớn về người và của, tắc nghẽn giao thông trên tuyến Bắc – Nam và hư hỏng nhiều kết cấu hạ tầng giao thông. Đứng trước tình hình đó, Đảng và Chính phủ đã coi việc sớm nối thông trục dọc thứ hai ở miền Trung (đoạn từ Hà Tĩnh vào đến Ngọc Hồi, Kon Tum) là một nhiệm vụ đột xuất và cấp bách, nhằm góp phần bảo đảm giao thông trong mọi tình huống.

Vào thời điểm đó, chưa mấy ai ủng hộ làm đường cao tốc, lý do là đất nước còn nghèo, GDP chưa vượt 1.000 USD/người/năm. Câu hỏi được những người có trách nhiệm đặt ra là tính toán, lựa chọn như thế nào giữa mở rộng và làm mới, trong làm mới thì làm đường theo cấp thông thường hay làm đường cao tốc, làm đường cao tốc suất đầu tư lớn thì vốn ở đâu và đâu là tuyến đường cần được ưu tiên đầu tư trước? Tất cả đều là những câu hỏi không dễ trả lời, dù cụm từ “Đại lộ đại phú, tiểu lộ tiểu phú” đã trở nên rất quen thuộc.

Và đến nay ở Việt Nam, đã có nhiều cao tốc liên tỉnh, trong đó dài nhất là Nội Bài – Lào Cai (245 km), tiếp đến là Đà Nẵng – Quảng Ngãi (130 km), Hà Nội – Hải Phòng (105 km), La Sơn – Túy Loan (66km), TP. HCM – Long Thành – Dầu Giây (gần 56 km), Cầu Giẽ – Ninh Bình (51 km), Sài Gòn – Trung Lương (40 km), Pháp Vân – Cầu Giẽ (29 km). Tổng cộng đã có 722 km. Cao tốc Sài Gòn – Mộc Bài và Trung Lương – Mỹ Thuận cũng đang được triển khai.

Doanh nghiệp Việt chắc chắn làm thành công đường cao tốc Bắc – Nam

Mới đây, Bộ Giao thông vận tải quyết định hủy sơ tuyển đấu thầu rộng rãi quốc tế và điều chỉnh hồ sơ mời sơ tuyển phù hợp với hình thức đấu thầu trong nước, lựa chọn nhà đầu tư thực hiện 8 dự án PPP thuộc Dự án đường bộ cao tốc Bắc – Nam phía Đông.

Thay vào đó dự án cao tốc Bắc – Nam phía Đông giai đoạn 2017-2021 đoạn Cam Lộ – La Sơn là 1 trong 3 dự án (cùng với đoạn Cao Bồ – Mai Sơn, cầu Mỹ Thuận 2) được Nhà nước bố trí vốn sẵn nên chỉ tổ chức đấu thầu trong nước, không đấu thầu quốc tế.

Dự án do Bộ GTVT làm chủ đầu tư, Ban quản lý dự án đường Hồ Chí Minh được giao làm đại diện chủ đầu tư. Tư vấn giám sát gồm: Tổng công tư vấn thiết kế GTVT – CTCP, công ty tư vấn thiết kế GTVT 4, công ty CP tư vấn xây dựng giao thông 5, công ty CP Tấn Phát, công ty CP xây dựng VNC, công ty CP tư vấn Trường Sơn.

Khi hoàn thành vào năm 2021, Dự án sẽ cùng với đoạn La Sơn – Túy Loan tạo thành tuyến cao tốc Cam Lộ – La Sơn – Túy Loan, đáp ứng nhu cầu vận tải, giải tỏa lưu lượng giao thông của Quốc lộ 1A khi tuyến đường đèo và tuyến hầm Hải Vân có sự cố, góp phần giữ vững an ninh quốc phòng, tạo động lực phát triển cho cả khu vực miền Trung.

Liên quan đến tiến độ triển khai của Dự án cao tốc Bắc – Nam, tại cuộc họp tổng thể về Dự án mới đây, Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể cho rằng, đây là công trình quan trọng quốc gia, không có bất cứ lý do gì làm ảnh hưởng đến tiến độ và chất lượng của dự án.

Nhưng mức kinh phí xây cao tốc Bắc Nam từ Hà Nội – Cần Thơ ước tính khoảng 60 tỉ USD, bằng 25% GDP cả nước, nhưng GDP bình quân đầu người Việt Nam năm 2018 là 2.587 USD và dân số là 94 triệu người. Kinh nghiệm đã có, kỹ thuật và chất lượng chưa chắc kém ai nếu không bị phết phẩy và được giám sát nghiêm nhặt.

Ngày nay, khi đất nước bước vào thời kỳ đổi mới với quyết tâm xây dựng một nước Việt Nam có vị thế ngày càng cao trên trường quốc tế, càng thấy tầm nhìn và những bài học giá trị của cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt, một “kiến trúc sư” của đổi mới đưa Việt Nam hội nhập với thế giới.

Nhìn vào câu chuyện, người ta đặt ra câu hỏi, liệu doanh nghiệp Việt có thể làm thành công một dự án công trình đường cao tốc Bắc – Nam hay không? Và câu trả lời của dư luận và doanh nghiệp Việt chắc chắn là sẽ có.

Phạm Minh Hà

Bài mới
Đọc nhiều