+
Aa
-
like
comment

Hướng đi mới của các chủ đầu tư muốn giàu từ đất nông nghiệp phân lô

Diệu Hương - 10/08/2022 14:08

Với tăng trưởng kinh tế (GRDP) quý 1 đạt 0,7%, mục tiêu tăng trưởng 7,5 – 8% của TP.HCM trong năm nay rất khó khả thi. Nhiều chuyên gia lo ngại cho đầu tàu kinh tế của cả nước khi tiềm năng, lợi thế của TP.HCM chưa được khai thác hiệu quả.

Theo các chuyên gia, tính vượt trội, sự năng động, sáng tạo, vai trò đầu tàu, động lực, dẫn dắt đối với vùng và cả nước có chiều hướng suy giảm. Chất lượng tăng trưởng kinh tế chưa thật sự bền vững, sức chống chịu và khả năng thích ứng còn hạn chế. Để giữ vững vị thế đầu tàu cả nước, Trung ương, Chính phủ cần cụ thể hóa cơ chế, chính sách cho TP.HCM.

Vừa qua, Chính phủ thường xuyên có các cuộc làm việc để cùng trao đổi về các giải pháp để thúc đẩy TP.HCM phát triển nhanh, bền vững. Tại cuộc làm việc mới nhất (16/4), Thủ tướng đã cho ý kiến với 29 đề xuất, kiến nghị của Thành phố, gồm 24 kiến nghị thuộc thẩm quyền của Chính phủ, Thủ tướng và 5 kiến nghị thuộc thẩm quyền các bộ, ngành.

Cụ thể hóa cơ chế, chính sách

Theo kiến trúc sư (KTS). Ngô Viết Nam Sơn cho biết, cần có một số nhóm giải pháp từ Trung ương đến địa phương để giúp kinh tế TP.HCM phục hồi.

Đối với Trung ương, từ 1-3 năm tới cần tăng vốn đầu tư công cho TP.HCM để thành phố giữ lại thực hiện đầu tư cho một số hạng mục cần thiết. Đơn cử như tuyến Metro số 1, hiện giờ đang không có kinh phí đào tạo cho nhân viên hoặc thiếu nhân viên để vận hành. Nếu thành công tuyến đường sắt đô thị này cũng sẽ tạo động lực cho kinh tế thành phố phục hồi.

“Chính phủ đã dành sự quan tâm lớn cho TP.HCM nhưng cần có thêm những cơ chế, chính sách thiết thực hơn tạo động lực mới cho TP.HCM. Từ đó, kéo kinh tế thành phố trở lại và thành phố lại đóng góp lớn hơn nữa cho cả nước”, ông Nam Sơn nói.

Về phía chính quyền TP.HCM, ông Nam Sơn nhìn nhận, trong lúc chờ đợi Trung ương đưa ra những giải pháp, cơ chế cụ thể, trước hết, thành phố cũng phải “tự thân vận động”. Trong đó, cần rà soát lại hạng mục đầu tư với mục đích ưu tiên cho hạng mục nào hiệu quả và khả thi cao. Còn các hạng mục kém khả thi thì tạm thời ngưng lại.

“Thực tế, TP.HCM đang rất thiếu vốn, nên chính quyền cần chọn lọc những dự án khả thi, bức thiết để phân bổ nguồn lực cho hợp lý chứ không thể làm đại trà được”, ông Nam Sơn cho hay.

Kế đến, TP.HCM cần tìm kiếm cơ hội mới, vận dụng chất xám của chuyên gia để tạo động lực mới phát triển kinh tế mới. Cùng với đó, TP.HCM nên xin Trung ương cơ chế, chính sách đặc thù để thu hút được nguồn vốn xã hội hóa. Và cuối cùng, TP.HCM cần có tầm nhìn tổng thể chứ không nên cục bộ.

“Ví dụ như việc kêu gọi giải cứu bất động sản là quá cục bộ. Thực tế đây không phải là câu chuyện giải cứu hay không giải cứu mà là chuyện của một ngành nghề, lĩnh vực. Ngành nghề nào cũng có khó khăn, vướng mắc, do đó, chúng ta cần có góc nhìn kinh tế rộng hơn, cân đối giữa tất cả các lĩnh vực”, ông Sơn nhận định.

Vị KTS này nói thêm, việc chăm lo đời sống người dân, người lao động cũng rất quan trọng. Bởi, TP.HCM là nơi có lượng người lao động nhập cư vô cùng lớn, là lực lượng chính của nhiều ngành kinh tế. Nhưng trải qua đợt dịch COVID-19, thành phố chưa chăm lo hết được buộc người lao động phải về quê, kéo theo thành phố mất đi nguồn lực. Bây giờ muốn thu hút người lao động quay trở lại thì phải có chính sách để người lao động yên tâm làm việc.

Trong khi đó, ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP.HCM (HoREA) cùng hiệp hội mong muốn Chính phủ sớm trình Quốc hội xem xét thông qua Nghị quyết về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TP.HCM.

Cụ thể, cho phép thí điểm thực hiện trở lại dự án áp dụng loại hợp đồng xây dựng – chuyển giao (BT) tại TP.HCM và được thanh toán bằng tiền ngân sách Nhà nước của địa phương. Trong đó có dự án đầu tư xây dựng theo hình thức hợp đồng BT trên các tuyến đường hiện hữu và xem xét có thể áp dụng chung trên phạm vi cả nước.

Thứ hai, cho phép TP.HCM thực hiện phê duyệt điều chỉnh cục bộ quy hoạch chung xây dựng khu chức năng, điều chỉnh cục bộ quy hoạch chung đô thị và rút gọn các bước lập quy hoạch nhằm đẩy nhanh tiến độ lập, điều chỉnh quy hoạch. Việc này, giúp TP.HCM chủ động điều chỉnh quy hoạch phân khu tỷ lệ 1/2000 để tháo gỡ vướng mắc thủ tục chấp thuận chủ trương đầu tư đồng thời với chấp thuận nhà đầu tư và thủ tục phê duyệt quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 đối với các dự án bất động sản, đô thị, nhà ở thương mại và nhất là dự án nhà ở xã hội.

Thứ ba, cho phép TP.HCM xây dựng, ban hành hệ số điều chỉnh giá đất để tính tiền sử dụng đất đối với tất cả các dự án bất động sản, nhà ở thương mại không phân biệt dự án có giá trị tiền sử dụng đất trên hoặc dưới 30 tỷ đồng theo bảng giá đất, thay vì thuê đơn vị tư vấn thẩm định giá đất.

TP.HCM hỗ trợ tiền thuê nhà ở tạm cư tới 24 triệu đồng/hộ/tháng

Thứ tư, có cơ chế xác định các hình thức sử dụng đất để phát triển nhà ở, gồm cả nhà ở xã hội và nhà ở thương mại. Trong đó, hình thức sử dụng đất khác là đất nông nghiệp, đất phi nông nghiệp không phải là đất ở phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng, quy hoạch đô thị và nhà đầu tư phải thực hiện việc chuyển mục đích sử dụng đất và nghĩa vụ tài chính với Nhà nước theo quy định của pháp luật về đất đai.

Bên cạnh đó, ông Châu cho rằng, Chính phủ cần sớm ban hành Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Xây dựng, để tháo gỡ các vướng mắc, khó khăn của các dự án bất động sản, nhà ở thương mại, đô thị trên cơ sở vẫn tuân thủ các quy định của Luật Nhà ở, Xây dựng, Kinh doanh Bất động sản, Quy hoạch đô thị hiện hành.

Đồng thời, Tổ công tác của Chính phủ cần sớm báo cáo cấp có thẩm quyền để xem xét có hướng xử lý các dự án thuộc diện rà soát pháp lý do sử dụng quỹ đất có nguồn gốc đất công, đất do cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước…

“Cần sớm có kết luận đối với các dự án bất động sản, nhà ở thương mại, đô thị đang bị vướng mắc pháp lý để các chủ đầu tư biết rõ dự án nào được giải quyết, dự án nào phải chờ hoặc dự án nào không giải quyết được”, ông Châu nêu quan điểm.

Lập tổ giám sát, gỡ vướng cho các dự án trọng điểm

Ban chỉ đạo Thành ủy TP.HCM cũng vừa có những chỉ đạo về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo, kiểm tra, giám sát công tác giải ngân vốn đầu tư công, các công trình, dự án trọng điểm tại TP.HCM.

Bí thư Nguyễn Văn Nên tặng quà cho công nhân

Theo đó, Bí thư Thành ủy TP.HCM Nguyễn Văn Nên làm Tổ trưởng Tổ giám sát các dự án Metro số 1 (Bến Thành – Suối Tiên); chống ngập 10.000 tỷ đồng và cải tạo môi trường kênh Tham Lương – Bến Cát – rạch Nước Lên.

Phó Bí thư Thành ủy Nguyễn Văn Hiếu làm Tổ trưởng Tổ giám sát 4 tuyến đường chính trong Khu đô thị mới Thủ Thiêm; hoàn thiện đường trục Bắc – Nam trong Khu đô thị Thủ Thiêm; hạ tầng kỹ thuật khu dân cư phía Bắc; nút giao thông An Phú; mở rộng Xa lộ Hà Nội và đoạn tuyến kết nối từ đường Phạm Văn Đồng đến nút giao thông Gò Dưa – QL1.

Phó Bí thư Thành ủy Nguyễn Thị Lệ làm Tổ trưởng Tổ giám sát các dự án Kênh Hàng Bàng; nâng cấp TL8; rạch Xuyên Tâm; cầu Long Kiểng và bồi thường, hỗ trợ, tái định cư đường Vành đai 3.

Phó Bí thư Thành ủy Nguyễn Hồ Hải làm Tổ trưởng Tổ giám sát các dự án vệ sinh môi trường TP.HCM (giai đoạn 2); nâng cấp, mở rộng QL50; nạo vét rạch Xóm Củi; cầu Rạch Đỉa.

Ngoài ra, Ban Thường vụ Thành ủy TP.HCM cũng phân công nhiều thành viên giám sát hàng loạt dự án khác.

Sáng 18/4, thông tin bên lề kỳ họp thứ 9, HĐND TP.HCM khóa X, Bí thư Thành ủy TP.HCM Nguyễn Văn Nên cho biết, bản thân cùng các lãnh đạo TP.HCM làm tổ trưởng các tổ công tác trực tiếp giám sát, đôn đốc tiến độ hơn 38 dự án trọng điểm. Bởi, năm nay TP.HCM được phân bổ nguồn vốn đầu tư công quá lớn (70.000 tỷ đồng) trong khi sức người có hạn.

“Thành ủy đã có chỉ đạo rà soát các văn bản để phân loại thuộc thẩm quyền các cấp, báo cáo lãnh đạo thành phố”, Bí thư Nên nói và cho rằng, việc phân loại này giúp lãnh đạo đánh giá năng lực người được giao nhiệm vụ, đánh giá được việc nào vướng mắc, việc nào làm đúng, việc nào thực hiện chưa tốt… Từ đó, đưa ra giải pháp tháo gỡ kịp thời.

Bích Vân

Bài mới
Đọc nhiều