+
Aa
-
like
comment

Hợp nhất 207 Chi cục Thuế: Lãnh đạo các Chi cục đi đâu?

19/09/2019 10:52

207 Chi cục Thuế thuộc 35 Cục Thuế các tỉnh, thành phố sẽ được hợp nhất thành 98 Chi cục Thuế khu vực, giảm 109 Chi cục Thuế. Trong đó, Chi cục trưởng và Đội trưởng tại Chi cục Thuế được ưu tiên bố trí các chức danh tương đương.

hop nhat 207 chi cuc thue: lanh dao cac chi cuc di dau? hinh anh 1
Ông Cao Anh Tuấn, Tổng cục Trưởng Tổng cục Thuế chủ trì cuộc họp.

Tổng cục Thuế mới đây đã tổ chức họp với lãnh đạo của 35 Cục Thuế các tỉnh, thành phố để chuẩn bị triển khai các Quyết định của Bộ Tài chính về việc hợp nhất các Chi cục Thuế thành các Chi cục Thuế khu vực.

Tổng cục Trưởng Cao Anh Tuấn cho biết đây là đợt chuẩn bị triển khai lần thứ 4 thực hiện hợp nhất Chi cục Thuế. Qua các đợt sắp xếp, thành lập Chi cục Thuế khu vực, đến nay đã sắp xếp 401 Chi cục thuế trực thuộc 61 Cục Thuế để thành lập 190 Chi cục Thuế khu vực, giảm 211 Chi cục Thuế.

Dự kiến, trong đợt hợp nhất Chi cục Thuế lần 3 năm 2019, sẽ thực hiện hợp nhất Chi cục Thuế tại 35 Cục Thuế và ban hành Quyết định hợp nhất Chi cục Thuế khu vực đối với 35 Cục Thuế gồm: Quảng Ninh, Cà Mau, Hậu Giang, Thái Bình, Ninh Bình, Đắk Nông, Cao Bằng,  Quảng Trị, Thanh Hóa, Lai Châu, Bạc Liêu, Bắc Giang, Bình Định, Hòa Bình, Tuyên Quang, Trà Vinh, Vĩnh Long, Cần Thơ, Bà Rịa – Vũng Tàu, Bến Tre, Bình Phước, Hà Giang, Hà Tĩnh, Quảng Nam, Bình Dương, Kiên Giang, Bắc Ninh, Đồng Tháp, Lào Cai, Đồng Nai, Tây Ninh, Bình Thuận, Nam Định, Hải Phòng, Gia Lai để thực hiện hợp nhất 207 Chi cục Thuế thành 98 Chi cục Thuế khu vực, giảm 109 Chi cục Thuế.

hop nhat 207 chi cuc thue: lanh dao cac chi cuc di dau? hinh anh 2
Ông Vũ Xuân Bách, Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ – Tổng cục Thuế, phát biểu tại cuộc họp.

Tại cuộc họp, đại diện Vụ Tổ chức cán bộ của Tổng cục Thuế đã hướng dẫn các công việc yêu cầu các Cục Thuế lưu ý trong quá trình triển khai hợp nhất Chi cục Thuế.

Về Công tác Tuyền truyền, giáo dục tư tưởng chính trị: Tiếp tục tuyên truyền, phổ biến, quán triệt  nội dung Nghị Quyết số 18-NQ/TW của Ban chấp hành Trung ương khóa XII về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị, tinh gọn, hoạt động, hiệu quả; Quyết định số 520/QĐ-BTC ngày 13/4/2018 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về phê duyệt Kế hoạch sắp xếp, hợp nhất Chi cục Thuế quận, huyện, thị xã, thành phố thành Chi cục Thuế khu vực thuộc Cục Thuế tỉnh thành phố trực thuộc Trung ương đối với đội ngũ công chức, người lao động ngành Thuế nói riêng và đăng tải thông tin tuyên truyền trên các phương tiện truyền thông, thông tin đại chúng toàn địa bàn.

Đối với tổ chức bộ máy, việc sắp xếp tổ chức bộ máy Chi cục Thuế khu vực thực hiện theo quy định tại Quyết định số 110/QĐ-BTC ngày 14/1/2019 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Chi cục Thuế quận, huyện, thị xã, thành phố và Chi cục Thuế khu vực trực thuộc Cục Thuế tỉnh, thành phố. Theo đó căn cứ vào quy mô số thu và số doanh nghiệp quản lý trên địa bàn, Cục thuế tổ chức các Đội theo 4 mô hình theo quy định; duy trì hoạt động Bộ phận “Một cửa” trên địa bàn không có trụ sở Chi cục Thuế khu vực; các đội thuế tại các trụ sở để đảm bảo phục vụ người nộp thuế tốt nhất, tránh xáo trộn lớn.

Về công tác nhân sự, triển khai đúng các bước thực hiện quy trình lựa chọn nhân sự các cấp theo hướng dẫn tại Công văn số 2546/TCT-TCCB ngày 25/6/2018 của Tổng cục Thuế.

Đối với cấp trưởng (Chi cục trưởng, Đội trưởng), sẽ ưu tiên bố trí các chức danh tương đương, việc lựa chọn nhân sự phải được lựa chọn kỹ, đảm bảo các tiêu chuẩn theo đúng quy định và đảm bảo tính khách quan. Đối với cấp Phó, sẽ có giải pháp và lộ trình điều chỉnh số lượng cấp phó cho phù hợp ngay từ ngày hợp nhất Chi cục. Nắm bắt tư tưởng của công chức và người lao động để đảm bảo sự đoàn kết, thống nhất trong nội bộ cơ quan, tránh xáo trộn gây ách tắc và ảnh hưởng đến triển khai nhiệm vụ chính trị được giao. Có biện pháp hỗ trợ, đảm bảo quyền lợi đối với các công chức tự nguyện nghỉ hưu khi sắp xếp lại bộ máy.

Về công tác kê khai và kế toán thuế, cần rà soát các quy trình nghiệp vụ có liên thông với các cơ quan có liên quan: (i) Kho Bạc Nhà nước, tài chính cấp huyện về hạch toán, quyết toán thu NSNN; (ii) Cơ quan đăng ký kinh doanh về cấp mã số thuế; (iii) Cơ quan địa chính về quản lý các khoản thu về đất; (iv) Cơ quan công an về thu LPTB…; Rà soát các quy trình đăng ký thuế, kê khai và kế toán thuế, hoàn thuế, miễn giảm thuế để phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của Đội Kê khai và Kế toán thuế (trực thuộc Chi cục tại địa bàn nơi Chi cục Thuế mới đóng trụ sở chính) với các bộ phận chức năng quản lý thuế (Đội thuế xã phường; đội kiểm tra thuế; Đội quản lý thu LPTB, đất đai…) được đặt tại các địa bàn cấp huyện (nơi không có trụ sở Chi cục Thuế mới) để điều chỉnh các nhiệm vụ, công việc phù hợp. Hướng dẫn xử lý các nghiệp vụ có liên quan đến các chức năng như: phân công quản lý NNT thành lập mới, chuyển địa điểm của doanh nghiệp từ huyện này sang huyện kia nhưng không thay đổi cơ quan thuế quản lý (do cùng trong khu vực), xử lý hồ sơ khai thuế, chứng từ nộp thuế, báo cáo kế toán thuế, đối chiếu KBNN, hoàn thuế (nộp thừa)… Sửa đổi các quy trình nghiệp vụ phù hợp với mô hình tổ chức mới Chi cục Thuế vùng: đăng ký thuế, khai thuế, nộp thuế, kế toán thuế, hoàn thuế, miễn giảm thuế. Tổ chức phân tích ứng dụng theo quy trình nghiệp vụ mới. Triển khai quy trình nghiệp vụ, ứng dụng cho các Cục Thuế, Chi cục Thuế vùng theo giải pháp mới.

Về công tác quản lý thu thuế đối với Hộ kinh doanh, thu khác, cần nghiên cứu sửa đổi, bổ sung và hướng dẫn các nội dung thay đổi về chính sách, quy trình liên quan đến công tác quản lý thu thuế đối với Hộ kinh doanh; đối với các cá nhân có thu nhập từ tiền lương, tiền công và các cá nhân khác thuộc diện chịu thuế TNCN; Hướng dẫn việc thực hiện quản lý thu lệ phí trước bạ, phi nông nghiệp và các khoản thu khác khi thực hiện hợp nhất; Hướng dẫn triển khai công tác ủy nhiệm thu thuế đối với các Chi cục Thuế trong danh sách hợp nhất theo lộ trình của Quyết định 520/QĐ-BTC; Tiếp tục, đẩy mạnh triển khai việc khai, nộp thuế điện tử đối với các cá nhân kinh doanh cho thuê tài sản trên phạm vi cả nước.

Về công tác quản lý Ấn chỉ, cần kiểm kê kho ấn chỉ, xác định chi tiết số, loại ấn chỉ còn tồn đến thời điểm bàn giao; Chốt số liệu tiền bán ấn chỉ đến thời điểm bàn giao; Tổng hợp các doanh nghiệp đang sử dụng hóa đơn thuộc diện quản lý để xác định rõ doanh nghiệp tự phát hành hay mua của cơ quan Thuế.

Nguyên Phương/Dân Việt

Tags:
Bài mới
Đọc nhiều