“Hoa Pơ lang không tay” của đại ngàn Tây Nguyên “vẽ tương lai” bằng đôi chân trần
Ở buôn làng Tây Nguyên các bạn ví em như loài hoa Pơ lang đỏ thắm giữa nền trời xanh thẳm của mùa “con ong đi lấy mật”. Bông hoa Pơ lang mà tôi muốn nói đến chính là cô gái không tay – Đinh Thị H’Lanh, 12 năm em đã “vẽ tương lai” của mình bằng đôi chân trần khiến tôi bật khóc!
Cô gái không tay “vẽ tương lai” bằng đôi chân trần
Một buổi trưa, chúng tôi tìm về mảnh đất cháy nắng huyện Kbang để tận mắt chứng kiến “bông hoa Pơ lang” của núi rừng Tây Nguyên – cô gái Đinh Thị H’Lanh, khi sinh ra đã không có đôi tay và suốt 12 năm qua em “vẽ tương lai” của mình từ đôi chân trần trên chiếc ghế “đặc biệt”.
Đinh Thị H’Lanh người đồng bào Banar, hiện đang là học sinh lớp 12, trường THPT Lương Thế Vinh, huyện Kbang, Gia Lai. Sinh ra em thiếu đôi tay, mọi sinh hoạt của H’Lanh đều phải dựa tất cả vào đôi chân. Vì thế, chỗ ngồi học của em cũng được sắp xếp “đặc biệt” hơn so với các bạn.
Các bạn trong lớp ngồi 4 người trên chiếc ghế băng thì dãy ghế H’Lanh được thầy cô giáo xếp 3 bạn ngồi, còn chừa lại chút khoảng trống trên ghế để em có thể xoay người dùng chân viết chữ. Bạn ngồi cạnh em cũng phải giữ một khoảng cách để cho em có thể đủ chỗ trống mỗi khi xoay người.
Khâm phục cô bé tìm chữ bằng đôi chân suối 12 năm qua Chúng tôi kiên trì ngồi dưới tán phượng vĩ để chờ H’Lanh. Sau giờ tan trường, cô học trò Banar biết chúng tôi muốn tìm hiểu về em đã tỏ ra ngại ngùng muốn lẩn tránh. Nhưng được sự động viên của thầy hiệu trưởng, cô học trò nhỏ mới tiếp chuyện và tâm sự với vẻ thẹn thùng.
H’Lanh nhớ lại, em sinh ra và lớn lên tại làng Krối 1 (xã Đak Smar, Kbang, Gia Lai). Bố mẹ H’Lanh sinh được 5 anh em, H’Lanh là con thứ 2 trong gia đình.
Gia đình H’Lanh vốn là người đồng bào dân tộc thiểu số ở vùng đặc biệt khó khăn. Bố mẹ hàng ngày đi làm nương rẫy nên H’Lanh cũng phải tự mình làm tất cả bằng đôi chân.
Lúc mới tập đi, vì không có tay khiến cơ thể em bị mất thăng bằng và không có điểm tựa bấu víu nên mỗi khi đứng dậy, H’Lanh lại “ngã uỵch” xuống đất, có khi đập cả đầu vào tường nhà. Cứ thế, vết sẹo cũ chưa lành thì vết thương mới lại xuất hiện trên cơ thể.
Ngã nhiều thành quen nên cô bé rất ít khi khóc. Thời gian trôi qua, những bước chân xiêu vẹo, chao đảo cũng dần vững vàng, rắn rỏi sau một quá trình luyện tập gian khổ.
H’Lanh chia sẻ: “Em lớn lên chỉ có đôi chân, bố mẹ đi làm hết, khổ nhất là mỗi lần em đi vệ sinh mà không có đôi tay…Khi lên 7 tuổi, em thấy các bạn trong làng đều cắp sách đến trường nên em đã năn nỉ bố mẹ cho em đi học…Mãi đến năm 8 tuổi, nhà trường mới nhận em vào học”.
Do mất đi đôi tay nên em đã tập cầm bút bằng chân. Mới đầu, những nét chữ không theo ý muốn. Nhưng để bám được lớp, ngày ngày em thường lấy vở ra luyện viết bảng chữ cái…
Lúc đó chân kẹp bút sưng đỏ và tê cứng, nhiều lần em đau chân phát khóc. Nhưng nhờ bố mẹ và thầy cô động viên nên em đã kiên trì luyện tập. Qua 12 năm, vượt qua các cấp học thì em đã viết, vẽ thành thạo trên chính đôi chân của mình.
Cô học trò luôn toả ra năng lượng tích cực
Ngày đêm cô học trò nghèo người Banar luôn kiên trì luyện từng nét chữ để có thể đến lớp như các bạn. Từ một ngôi trường nghèo ở Đak Smar, H’Lanh đã được chuyển lên trường nội trú của huyện.
Tuy thành tích học tập chưa cao, nhưng những gì mà bông hoa Pơ lang của núi rừng Tây Nguyên đạt được đều khiến mọi người chỉ còn biết nói lời thán phục!
Được biết, khi lên ngôi trường THPT Lương Thế Vinh (huyện Kbang), các thầy cô giáo đã dành 1 phòng ở khu tập thể giáo viên để cho H’Lanh và một người thân đến ở nhằm giúp em có điều kiện tốt nhất trong việc học tập.
Hàng ngày, tập thể giáo viên trong nhà trường đã góp ít tiền quỹ để có thể hỗ trợ mua thực phẩm mang đến nấu ăn cho H’Lanh.
Từ cô bé không may mắn khi mất đi tôi tay, cho đến hôm nay, trước mắt chúng tôi là một nữ sinh lớp 12, tự tin ngồi ngang hàng với các bạn cùng lớp. Có thể H’Lanh không đầy đủ tay như các bạn, nhưng về học thức, cô bé không sợ thua thiệt ai.
H’Lanh tâm sự: “Em chỉ mong mình học giỏi hơn để bố mẹ vui lòng và không phụ công thầy cô giúp đỡ. Gia đình khó khăn, còn hai em nhỏ đang ăn học nên em muốn đi học để sau này có thể tự kiếm tiền nuôi bản thân và phụ giúp gia đình. Bản thân em khuyết tật vậy nên em cũng không dám có ước mơ như bao người bình thường. Nhưng em luôn thích vẽ và làm thơ…”.
Điều làm chúng tôi ấn tượng nhất ở cô học trò người Banar chính là cuộc sống tràn ngập tiếng cười. Tuy đang ở tuổi dễ sinh tâm lý ngại ngần với bè bạn, vì sinh ra với hình hài không lành lặn. Nhưng ẩn sâu trong em là một ý chí và nghị lực kiên cường như loài hoa Pơ lang và cây Kơ nia của núi rừng Tây Nguyên.
Và may mắn hơn, H’Lanh được sống và học tập trong một môi trường chứa đựng đầy tình yêu thương lớn lao của mọi người. Ở lớp, H’Lanh viết chữ bằng chân, về nhà em cũng dùng chân thay tay để cầm chổi quét nhà…đôi chân ấy cũng lật giở từng trang sách khiến lòng tôi nghẹn ngào, mong sao ước mơ cháy bỏng của bông hoa Pơ lang cũng sẽ sang một trang mới, một trang tươi đẹp hơn…
Chia sẻ về cô học trò giàu nghị lực, thầy Nguyễn Đình Thuận (Hiệu trưởng trường THPT Lương Thế Vinh) cho biết: “Mặc dù khuyết tật nhưng H’Lanh là một học sinh đầy nghị lực, ở cô học trò này luôn toả ra năng lượng tích cực cho các thầy cô và bạn bè.
Nhiều năm qua, Đoàn trường cũng đã vận động các mạnh thường quân để hỗ trợ cho các học sinh khó khăn. Hàng tháng đều hỗ trợ cho em H’Lanh về chỗ ở, gạo muối,… nhằm giúp em đỡ vất vả hơn. Nhiều năm qua, nhà trường luôn dành các suất học bổng cho em ấy có điều kiện tốt nhất trên con đường đến trường”.
Mọi sự hỗ trợ giúp đỡ xin gửi về
1. Mã số 3545: Đinh Thị H’Lanh (Lớp 12, THPT Lương Thế Vinh, huyện Kbang).
ĐT: 0982.161.436. Thầy Nguyễn Đình Thuận.
Hiệu trưởng Trường THPT Lương Thế Vinh.
2. Báo điện tử Dân trí.
Ngõ 2 nhà số 48 Giảng Võ, Đống Đa, Hà Nội
Tel: 024. 3. 7366.491/ Fax: 024. 3. 7366.490
Email: [email protected]
Bạn đọc ủng hộ qua các tài khoản sau:
* Tài khoản VNĐ tại VietComBank:
Tên TK:Báo Điện tử Dân trí
Số TK: 0451000476889
Tại: Ngân Hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh Thành Công – Hà Nội.
* Tài khoản USD tại VietComBank:
Account Name: Bao Dien tu Dan tri
Account Number: 0451370477371
Swift Code: BFTV VNVX 045
Bank Name: THE BANK FOR FOREIGN TRADE OF VIETNAM (VietComBank)
* Tài khoản VNĐ tại VietinBank:
Tên TK: Báo Điện tử Dân trí
Số TK: 129 0000 61096
Tại: Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công Thương Việt Nam – Chi nhánh Hoàn Kiếm
* Tài khoản VND tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam (BIDV)
Tên Tài khoản : Báo Điện tử Dân trí
Số Tài khoản : 2611 000 3366 882
Tại: Ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam– Chi nhánh Tràng An
Địa chỉ : Số 11 phố Cửa Bắc, Quận Ba Đình, thành phố Hà Nội; ĐT: 0436869656.
* Tài khoản USD tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam (BIDV)
Account Name: Bao Dien tu Dan tri
Account Number : 2611 037 3366 886
Swift Code: BIDVVNVX261
Bank Name: Bank for Investment and Development of Vietnam JSC,Trang An Branch
Address: No 11 Cua Bac Str.,Ba Dinh Dist.,Hanoi, Vietnam;
Tel: (84-4)3686 9656.
* Tài khoản VNĐ tại Ngân hàng Quân đội (MB)
Tên TK: Báo Điện tử Dân trí
Số TK: 0721101010006
Tại Ngân hàng TMCP Quân đội – Chi nhánh Thái Thịnh – Hà Nội
* Tài khoản USD tại Ngân hàng Quân đội (MB)
Tên TK: Bao Dien tu Dan tri
Số TK: 0721101011002
Swift Code: MSCBVNVX
Bank Name: MILITARY COMMERCIAL JOINT STOCK BANK – MCSB ( No.3, Lieu Giai str., Ba Dinh Dist., Hanoi, Vietnam)
* Tài khoản VND tại Ngân hàng Agribank:
– Tên tài khoản: Báo Điện tử Dân trí
– Số tài khoản VND: 1400206034036
– Tại Ngân hàng: Agribank CN Láng Hạ
3. Văn phòng đại diện của báo:
VP Hà Tĩnh: 46 Nguyễn Công Trứ, Phường Tân Giang, TP Hà Tĩnh.
Tel: 0239.3.857.122
VP Đà Nẵng: 25 Nguyễn Tri Phương, Quận Thanh Khê, TP Đà Nẵng.
Tel: 0236. 3653 725
VP TPHCM: số 294 – 296 đường Trường Sa, phường 2, quận Phú Nhuận, TPHCM.
Tel: 028. 3517 6331 (Trong giờ Hành chánh) hoặc số hotline 0974567567
VP Cần Thơ: 53/13 Lý Tự Trọng, Q Ninh Kiều, TP Cần Thơ.
Tel: 0292.3.733.269
Phạm Hoàng/ Dân Trí