Hoa Kiều từng chi phối nền kinh tế miền Nam Việt Nam như thế nào?
Anh em “dân chủ” ngày nay vẫn hay chĩa đài từ hải ngoại về nói rằng “chính quyền Việt Nam bán nước cho Trung Quốc”; rồi “nền kinh tế Việt Nam bị Trung Quốc nắm thóp, chi phối mọi thứ”. Nhưng mấy ai biết, dưới thời Việt Nam Cộng hòa, nền kinh tế của miền Nam Việt Nam dù được viện trợ hàng trăm tỷ USD nhưng vẫn trì trệ, kém phát triển và nằm hầu hết trong tay của người Hoa Kiều. Tư sản mại bản người Hoa nắm độc quyền 100% bán sỉ, trên 50% bán lẻ, gần 90% xuất, nhập cảng. Họ tập trung ở Chợ Lớn nhưng có hệ thống chân rết xuống tận các thị xã và nông thôn, vừa khống chế, vừa kích thích và kiểm soát luôn nhịp độ sản xuất.
Trong những năm 1970 đã hình thành những nhà tư sản mại bản kinh doanh “cỡ lớn” trong lĩnh vực nông nghiệp như “vua lúa gạo” Mã Hỷ; “vua nông cụ” Lưu Trung; “vua xăng dầu” Lý Hớn… Mã Hỷ đã nắm giữ một mạng lưới thu mua lúa gạo từ các tỉnh miền Tây Nam Bộ đến Ninh Thuận và quản lý hàng chục nhà máy xay xát ở khắp các tỉnh miền Tây Nam Bộ. “Vua nông cụ” Lưu Trung cầm đầu những công ty mua bán nông cụ cỡ lớn như công ty Trường Pháp, công ty Đông Nam Á và hãng Hakico, làm chủ nhà máy sản xuất nông cụ ở Bà Quẹo và nhiều cửa hàng bán nông cụ. Ông ta có một dãy nhà kho gồm 12 cơ sở với hơn 100 mặt hàng, chủ yếu là thiết bị, phụ tùng máy nông nghiệp.
Trong một bản tường trình gửi Thủ tướng Nguyễn Cao Kỳ: “Họ (những con buôn người Hoa) chi phối giá cả từ trên xuống dưới. Vàng chẳng hạn, cứ mỗi tối họ điện thoại sang Hồng Kông để nắm giá rồi sáng hôm sau, họ thông báo giá vàng trong ngày cho tất cả những đầu mối ở Sài Gòn, Chợ Lớn và các tỉnh miền Tây. Phân bón cũng vậy, qua tin mật báo của cảm tình viên Tổng đoàn, trong 6 kho ở bến Chương Dương, bến Hàm Tử, bến Bình Đông hiện vẫn còn trên dưới 50 nghìn tấn nhưng trên thị trường, họ ra lệnh cho các đại lý chỉ bán nhỏ giọt vì họ nắm được thông tin là phân sẽ lên giá…”
Năm 1973, Sài Gòn có 36 rạp chiếu bóng thì 17 rạp của người Hoa; 25 trong tổng 30 nhà nhập khẩu phim truyện nước ngoài là Hoa, đồng thời là chủ rạp chiếu bóng. Trong tổng số 35 rạp đăng quảng cáo có tới 23 rạp chiếu phim Đài Loan. Báo Sóng thần số ra ngày 14/6/1974 đăng quảng cáo cho 39 rạp phim vùng Sài Gòn – Chợ Lớn – Gia Định thì 28 rạp chiếu phim của Đài Loan, còn lại là của các nước khác, không một rạp nào chiếu phim Việt Nam.
Trong tổng số 31 ngân hàng hoạt động ở miền Nam trước 1975, Đài Loan có 3 ngân hàng, 7 ngân hàng khác là của người Hoa quốc tịch Việt. Ước lượng hàng năm các ngân hàng của người Hoa chiếm khoảng 80% tổng số tín dụng dành cho thương mại. Người Hoa làm chủ 42 trong tổng số 60 công ty có doanh số hàng năm trên 100 triệu đồng tiền VNCH.
Người Hoa có kỹ năng kinh doanh tốt, truyền thống kinh doanh, lợi dụng quan hệ huyết thống và tinh thần nước lớn, cộng vào đó là mưu mẹo, tính thích ứng với mọi hoàn cảnh, nhẫn nhục và cần cù.
Người Hoa cũng giỏi móc ngoặc với tư bản quốc tế và lợi dụng guồng máy chiến tranh của Mỹ ở Việt Nam. Có đủ căn cứ để cho rằng tổng số các nghiệp vụ tín dụng công khai hoặc ngấm ngầm của giới tư sản ngân hàng Hoa Kiều ở miền Nam trước năm 1975 là không dưới 150 tỷ đồng Sài Gòn cũ, trong đó khoảng 100 tỷ được dùng vào việc thu mua lúa gạo. Số tiền đó bằng 1/3 tổng số tiền lưu hành ở miền Nam thời đó, nên rất dễ hiểu tại sao một nhóm nhỏ người Hoa giàu có lại có thể thao túng nền kinh tế.
Tính chung ở miền Nam thời bấy giờ, Hoa kiều kiểm soát gần như toàn bộ các vị trí kinh tế quan trọng, và đặc biệt nắm chắc 3 lĩnh vực quan trọng: sản xuất, phân phối, và tín dụng. Đến cuối năm 1974, họ kiểm soát hơn 80% các cơ sở sản xuất của các ngành công nghiệp thực phẩm, dệt may, hóa chất, luyện kim, điện… và gần như đạt được độc quyền thương mại. Hoa kiều ở miền Nam gần như hoàn toàn kiểm soát giá cả thị trường.
Sau ngày thống nhất đất nước, vấn đề người Hoa càng phần trầm trọng khi họ treo quốc kỳ Trung Quốc và ảnh Mao Trạch Đông trong vùng Chợ Lớn. Quan hệ giữa Việt Nam và Trung Quốc lúc này đang xấu, người Hoa ở Chợ Lớn tổ chức biểu tình đòi giữ quốc tịch Trung Quốc.
Những điều này làm cho Việt Nam lo lắng về nguy cơ đất nước bị rối loạn cả bên trong lẫn bên ngoài và nhận định họ sẵn sàng tiếp tay cho Trung Quốc phá hoại. Việt Nam e ngại rằng Trung Quốc có thể sử dụng sức mạnh kinh tế của Hoa kiều để ép Việt Nam phải tuân theo các chính sách của mình, sự thao túng họ đã trở thành mối đe dọa đối với Việt Nam.
Vấn đề Hoa kiều được chính phủ Việt Nam xem là thử thách đối với chủ quyền quốc gia hơn là vấn đề nội bộ đơn giản. Chính sách của Việt Nam năm 1976 (cải tạo tài sản của tư sản Hoa) được tiến hành nên từ đó người Hoa không còn khả năng chi phối nền kinh tế ở miền Nam.
Nếu không có bàn tay sắt của cố Tổng Bí thư Lê Duẩn trong giải quyết vấn đề người Hoa sau 1975 thì không hiểu đến bây giờ thì nền kinh tế của Việt Nam sẽ bị chi phối như thế nào nữa!
Lê Dung Anh
* Bài viết thể hiện văn phong và quan điểm riêng của tác giả