Hình ảnh khó tin ở dự án sân bay 5 tỷ USD lớn nhất Việt Nam vừa bị Thủ tướng phê bình
Phát biểu kết luận cuộc làm việc với Ban Thường vụ Thành uỷ Hà Nội, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ nhấn mạnh, Luật Thủ đô sửa đổi cần đặt trong tổng thể hệ thống pháp luật, việc quy định cơ chế chính sách đặc thù với Thủ đô là rất cần thiết….
Chiều 25/7, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ chủ trì làm việc với Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội về việc thực hiện một số Nghị quyết của Quốc hội và xây dựng Dự án Luật Thủ đô (sửa đổi).
Cuộc làm việc đã đánh giá về việc thực hiện các nghị quyết của Quốc hội về phục hồi và phát triển kinh tế – xã hội; tình hình thực hiện Nghị quyết số 97/2019/QH14 của Quốc hội về thí điểm mô hình chính quyền đô thị tại TP Hà Nội và Nghị quyết 115/20220/QH14 của Quốc hội về thí điểm một số cơ chế, chính sách tài chính – ngân sách đặc thù đối với TP Hà Nội; xây dựng Luật Thủ đô (sửa đổi).
Không cứng nhắc trong thực hiện cơ chế, chính sách
Phát biểu kết luận buổi làm việc, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ nhận định, mặc dù tình hình thế giới diễn biến phức tạp, tác động nặng nề đến nước ta. Tuy nhiên, trong bối cảnh ấy Thành uỷ Hà Nội đã nỗ lực lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức triển khai thực hiện tốt các Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XIII, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ thành phố lần thứ XVII, các Nghị quyết của Trung ương, Quốc hội và Chính phủ, đạt kết quả khá toàn diện, rất quan trọng. Hà Nội sớm khắc phục hậu quả của đại dịch Covid-19, sớm phục hồi và phát triển kinh tế-xã hội.
Về Dự án Luật Thủ đô, đây là cơ hội lớn để tạo lợi thế cho Hà Nội phát triển lên vị thế mới của đất nước, khu vực. Sửa đổi Luật Thủ đô cần bám sát chủ trương, chính sách, yêu cầu nhiệm vụ đặt ra trong các nghị quyết của Trung ương, Bộ chính trị trên cơ sở gắn với thực tiễn – đây là cơ sở quan trọng để căn cứ đề xuất.
Chủ tịch Quốc hội lưu ý, Luật Thủ đô (sửa đổi) cần đặt trong tổng thể hệ thống pháp luật, việc quy định cơ chế chính sách đặc thù với Thủ đô là rất cần thiết. Các cơ chế chính sách đặc thù của Thủ đô khác với luật hiện hành về từng lĩnh vực, đồng thời phải phù hợp với quy định của Hiến pháp, chủ trương của Đảng. Xử lý tốt mối quan hệ giữa Luật Thủ đô với các luật chuyên ngành của Quốc hội sẽ ban hành sau khi Luật Thủ đô có hiệu lực.
Theo Chủ tịch Quốc hội, các quy định trong Luật Thủ đô cần được xây dựng theo hướng phân quyền mạnh mẽ đổi mới mô hình quản trị, nâng cao tính tự chủ, chịu trách nhiệm của chính quyền Thủ đô về tất cả các mặt kinh tế – xã hội. Luật Thủ đô phải tạo cơ sở pháp lý giúp Thủ đô tháo gỡ khó khăn, điểm nghẽn, bế tắc, giải quyết những hạn chế, bất cập hiện nay. Trước hết là cơ chế, chính sách đầu tư phát triển hạ tầng như xử lý ô nhiễm môi trường, di dời các cơ sở sản xuất ô nhiễm ra khỏi nội đô, cải tạo chung cư cũ, giải quyết các vụ án tồn đọng… Có những nội dung có cơ sở chính trị rõ nhưng pháp lý không đủ thì không làm được. Vì vậy phải luật hóa.
Theo Chủ tịch Quốc hội, nội dung, phạm vi điều chỉnh của Luật Thủ đô sửa đổi lần này sẽ khớp so với hiện hành. Quy định về vị trí, vai trò của Thủ đô, tổ chức chính quyền Thủ đô theo hướng tinh gọn, hiện đại, hoạt động hiệu lực, hiệu quả; các cơ chế đặc thù phát triển Thủ đô như tài chính ngân sách, cơ chế chính sách liên kết phát triển vùng Thủ đô… để đưa Thủ đô trở thành khu vực phát triển nhanh, bền vững, kinh tế-xã hội xanh, văn minh, năng động, trở thành khu vực trọng điểm. Đồng thời không quá cứng nhắc trong việc thực hiện các cơ chế, chính sách này.
Chủ tịch Quốc hội cũng lưu ý, có 3 nội dung quan trọng phải sớm trình Quốc hội là Luật Thủ đô (sửa đổi) và 2 quy hoạch Thủ đô. Với tinh thần tích cực, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ bàn với Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ để triển khai tốt nhất, nhanh nhất các quy định liên quan đến Thủ đô.
Cùng với đó, Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh, quá trình xây dựng Luật Thủ đô, đề nghị tiếp tục tham khảo ý kiến các trí thức, các tầng lớp Nhân dân, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước, lãnh đạo thành phố qua các thời kỳ. Cùng với đó tổ chức toạ đàm, hội thảo lấy ý kiến vào dự thảo Luật.
“Các Ủy ban của Quốc hội theo chức năng của mình có trách nhiệm thẩm tra kỹ lưỡng dự thảo Luật. Thành phố cần tiếp tục làm tốt công tác thông tin truyền thông tới mọi người dân Thủ đô và cả nước để đóng góp ý kiến xây dựng Luật với tinh thần “cả nước vì Hà Nội, Hà Nội vì cả nước””-Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ chỉ rõ.
Hạ Băng