Hiểu đúng về phát biểu ‘học phí là rào cản kỹ thuật’ của Đại biểu Lê Quân
Ngày 25/7 vừa qua, tại phát biểu trước Quốc hội, Đại biểu tỉnh Cà Mau Lê Quân, Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội, nói rằng: “Cần có chính sách thật tốt để con em nghèo học giỏi hoặc các em học giỏi có thể tiếp cận được học bổng và được đảm bảo quyền học đại học. Chúng ta cũng phải đảm bảo rằng học phí cũng là một rào cản kỹ thuật để tránh việc học sinh lao vào học đại học và trở thành ‘học đại’”.
Bài phát biểu của Đại biểu Lê Quân đã nhận được rất nhiều luồng ý kiến từ dư luận, đồng tình có, phản đối có. Thực tế ý kiến của ông xét về nhiều khía cạnh khác nhau nên nếu chỉ đánh giá theo một vấn đề nào đó sẽ rất dễ gây nhầm lẫn. Sở dĩ, một phần phát biểu của ông nhận được nhiều ý kiến phản đối từ dư luận là do có rất nhiều trang mạng xã hội, trang báo không chính thống đã đăng tải những thông tin sai sự thật, mà Việt Tân là một trong số đó. Theo đó, Việt Tân đã đưa ra một phép “so sánh” rằng: “Chẳng lẻ ĐBQh Lê Quân cho rằng việc học cũng cần bị đánh thuế, giống như bia rượu thuốc lá để hạn chế sự tiêu dùng vì sự độc hại của nó?”
Thế nhưng, khi chỉ biết nhìn vào một trích dẫn trong bài phát biểu của ông Lê Quân, trang mạng này đã thể hiện mình chẳng có năng lực nghe hiểu, mà chỉ có cái “tài” cắt ghép và vu khống…
Theo phát biểu của ông Lê Quân, chính sách học phí tại các trường đại học có rất nhiều điểm bất cập, dẫn đến chất lượng đào tạo giảm sút, tỷ lệ sinh viên ra trường thất nghiệp cao. Vì vậy để nâng cao được chất lượng giảng dạy cần phải điều chỉnh lại chính sách học phí phù hợp. Đồng thời bổ sung hoàn thiện thêm các chính sách để những sinh viên nghèo, hiếu học có cơ hội được tiếp cận môi trường giáo dục.
Mức học phí mặt bằng chung của các trường đại học hiện nay tuy thấp nhưng các chính sách vẫn chưa thực sự tạo điều kiện cho sinh viên nghèo được tiếp cận với môi trường đào tạo chất lượng. Ngân sách Nhà nước hiện đang lại có xu hướng cắt giảm tạo ra nhiều áp lực cho các trường đại học. Điều này dẫn đến việc có nhiều trường đã tăng quy mô đào tạo, hệ lụy là chất lượng đào tạo ngày càng giảm sút.
Ngoài ra, cũng có nhiều trường “top đầu” đã muốn tự chủ, không nhận ngân sách Nhà nước, nên giờ đây, nguồn thu chủ yếu là đến từ học phí. Nhưng ở mặt trái, các quy định về miễn giảm học phí, cấp học bổng cho sinh viên tại các trường đã tự chủ tài chính thực tế vẫn chưa thực sự phù hợp…
Điều này dẫn tới những sinh viên học giỏi nhưng thiếu điều kiện kinh tế lại càng có ít cơ hội để nhận được chất lượng đào tạo tương xứng với tiềm năng. Vậy nên, việc sử dụng công cụ phân tầng ở đây thực sự rất cần thiết, giờ đây những học sinh có hoàn cảnh khó khăn nhưng có năng lực học tập sẽ được hỗ trợ về tài chính thông qua chính sách miễn, giảm học phí, cấp học bổng. Còn những học sinh còn lại có thể lựa chọn học nghề để kiếm được việc làm tốt, phù hợp với khả năng của bản thân.
Có nhiều ý kiến cho rằng quan điểm của GS.TS Lê Quân sẽ làm mất đi cơ hội được học tập, phát triển bản thân của những sinh viên nghèo. Tuy nhiên nếu xét trên nhiều khía cạnh, cần xác định rõ, quan điểm của ông là không ủng hộ việc cứ cứt giảm học phí mãi, chứ không phải yêu cần tăng học phí, như các trang mạng rêu rao. Giải pháp mà ông Quân đưa ra, là tập trung vào vấn đề tăng thêm đầu tư cho giáo dục, tạo điều kiện cho những sinh viên học giỏi có thêm điều kiện để học tập.
Thực tế, không ít quốc gia đã đi theo định hướng này. Điển hình như tại Singapore, học phí các trường đại học khá cao, khoảng 8.000 – 9.000 USD/năm. Tuy nhiên, Chính phủ nước này cũng không xem cắt giảm học phí là một giải pháp hữu hiệu. Thay vào đó, các trường đại học và ngay cả Chính phủ đều triển khai rất nhiều chương trình học bổng để khuyến khích tìm kiếm nhân tài, không chỉ trong nước, mà cả đối với du học sinh.
Như vậy, lời phát biểu và giải pháp mà ông Lê Quân đưa ra thực tế khá gần gũi với mô hình của các nước láng giềng. Thế mà, trang mạng Việt Tân lại chỉ biết khua môi múa mép, mang những phép so sánh ngớ ngẩn “đóng thuế học phí”. Điều này chỉ phơi bày cho chúng ta thấy trình độ dốt nát, ngu xuẩn của những kẻ chỉ biết cắt xén, gán ghép mà chẳng có chút hiểu biết gì. Mà đã không có trình độ, thì có tư cách gì để phán xét về một nhà giáo dục?
Chỉ có những thành phần ấu trĩ, thiển cận như Việt Tân mới có thể buông ra những lời xuyên tạc khôi hài, nếu không nói là ngu dốt tột độ.
Huyền Trang
* Bài viết thể hiện văn phong và quan điểm riêng của tác giả.