+
Aa
-
like
comment

Hiểu đúng về cách thay đổi hạng bằng lái xe mới

Hải Anh - 01/07/2020 01:21

Theo dự thảo Luật giao thông đường bộ mới (thay thế Luật giao thông đường bộ 2008), với rất nhiều quy định mới liên quan đến giấy phép lái xe, đang được dư luận đặc biệt quan tâm.

Hiện Bộ Giao thông vận tải (GTVT) đang dự thảo Luật Giao thông đường bộ (sửa đổi) và Bộ Công an cũng đang dự thảo Luật Bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ. Cả 2 dự thảo luật đều có nhiều quy định mới liên quan đến giấy phép lái xe (GPLX).

Trên các diễn đàn, giới tài xế xôn xao trước thông tin giấy phép lái xe hạng B1 không được lái ôtô và giấy phép hạng A1 không được lái xe máy trên 125 phân khối như Exciter, Winner, SH…

Trên các diễn đàn, giới tài xế xôn xao trước thông tin giấy phép lái xe hạng B1 không được lái ôtô và giấy phép hạng A1 không được lái xe máy trên 125 phân khối như Exciter, Winner, SH…

Theo dự thảo, hạng A1 chỉ lái xe từ trên 50 đến 125 phân khối hoặc có công suất động cơ điện trên 4 kW đến 11 kW và các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng A0, thay cho xe từ trên 50 đến dưới 175 phân khối như hiện nay; Bằng lái hạng B1 sẽ dùng cho người lái môtô 3 bánh thay vì lái ôtô số tự động 9 chỗ trở xuống, xe tải số tự động dưới 3,5 tấn như hiện nay.

Bạn đọc Nguyễn Tuấn bức xúc viết: “Cải cách thì phải đơn giản hơn, dễ nhận biết hơn, đằng này dự thảo đề xuất mới về GPLX thấy rối quá”.

Bạn Kiên thì băn khoăn: “Chưa bàn đến những đề xuất mới về GPLX có giúp nâng cao hiệu quả hơn so với trước hay không nhưng có một số chi tiết thấy chưa ổn. Vì sao cùng một hành vi mà có nhiều luật cùng tồn tại song song nhưng quy định lại khác nhau?”.

Như chúng ta đều biết, Việt Nam đã tham gia Công ước về giao thông đường bộ, thường được gọi là Công ước Vienna về giao thông đường bộ, gọi tắt là Công ước Vienna (CUV). Với công ước này tạo thuận lợi cho giao thông đường bộ quốc tế và tăng an toàn giao thông trên toàn cầu.

Do đó khi tham gia CUV, Việt Nam phải dần dần thay đổi các bộ phận cấu thành nên nền tảng giao thông của Quốc gia mình cho phù hợp với các Quy định chung, tiến tới toàn bộ đều như nhau, ngoại trừ một số điểm đặc thù. Từ biển báo, đèn tín hiệu, đến vạch kẻ đường, từ quy tắc tham gia giao thông đường bộ thông thường đến đường cao tốc đều được chuẩn hóa, từ cách phân hạng phương tiện giao thông đến phân hạng giấy phép cấp cho người điều khiển các hạng xe cũng vậy, các quốc gia đều phải dần dần thay đổi cho phù hợp với CUV. Dự thảo của VN khác CUV ở chỗ có thêm A0, B2, D2, D2E do đặc thù quốc gia. Còn lại là giống.

Cả một bộ máy làm ra một dự thảo Luật GTĐB với nhiều thay đổi phù hợp với CUV cũng như xu hướng tiến bộ của toàn thế giới, thế nhưng nhiều người lại hiểu sai vấn đề hoặc cố tính hiểu sai gây hoang mang dư luận và từ hoang mang quay sang uất ức Chính quyền khi thống kê ra chi phi hàng trăm ngàn tỷ lấy của dân khi tổ chức thi lại GPLX theo Quy định mới.

“Bằng B1 không được lái ô tô!”, “Bằng A1 không được lái xe máy SH”

Về những lo lắng khi Luật giao thông đường bộ mới có hiệu lực quy định các hạng bằng nói trên, người có bằng A1 hiện nay đã mua môtô tới 150 phân khối sẽ không được lái xe này, người có bằng B1 sẽ không được lái ôtô số tự động nữa, ông Thống lý giải lo lắng đó không có cơ sở bởi nguyên tắc của pháp luật là không hồi tố.

Do vậy, khi luật mới có hiệu lực, những người đã được cấp bằng lái xe A1, B1 vẫn tiếp tục sử dụng bằng đã có để lái những loại xe như bằng lái đã quy định. Cụ thể, với bằng lái A1 đã cấp không xác định thời hạn không cần phải đổi sang bằng lái hạng A để lái xe trên 125 phân khối, chỉ cấp mới bằng A1, bằng A với người thi bằng lái môtô lần đầu.

Với các bằng lái hạng B1 số tự động, B1, B2 số sàn hiện hành, khi hết thời hạn sẽ được đổi sang hạng bằng mới. Ví dụ, bằng B1 số tự động hiện nay được đổi sang bằng B2 mới; bằng hạng B1, B2 số sàn được đổi sang bằng hạng B. Khi đổi bằng lái hết hạn sẽ có tính phí như quy định hiện nay.

Việc điều chỉnh cách phân hạng bằng lái trong dự thảo Luật Giao thông đường bộ sửa đổi đã tạo ra rất nhiều ý kiến trái chiều. Nhiều tài xế lo ngại khi luật được áp dụng sẽ không thể dùng bằng A1 để lái xe máy trên 125 phân khối hoặc dùng bằng B1 để lái ôtô.

Trước phản ứng của người dân, ông Lương Duyên Thống, Vụ trưởng Vụ quản lý phương tiện và người lái (Tổng cục đường bộ Việt Nam) khẳng định việc điều chỉnh phân hạng giấy phép lái xe không phát sinh thủ tục và chi phí cho người dân.

Ông Thống cho biết luật mới sẽ không hồi tố với tài xế đang sở hữu bằng lái cũ. Tài xế có bằng A1 cũ vẫn được điều khiển xe máy đến 175 phân khối. Họ cũng không cần đổi bằng bởi giấy phép hạng A1 được cấp vô thời hạn. Đối với bằng lái hạng B1, tài xế tiếp tục sử dụng như bình thường cho đến khi hết hạn thì làm thủ tục đổi sang giấy phép theo hạng mới (hạng B2 với xe số tự động hoặc hạng B với xe số sàn).

Như vậy, chúng ta phải hiểu 2 điều rằng, người đã được cấp GPLX thì không phải thi lại, dùng bình thường đến khi hết hạn và áp dụng phân hạng GPLX mới chỉ khi cấp mới/cấp đổi.

Hải Anh

* Bài viết thể hiện văn phong và quan điểm riêng của tác giả

Bài mới
Đọc nhiều