+
Aa
-
like
comment

Hiến kế ‘TP.HCM nâng tầm quốc tế’: Một ‘nồi lẩu’ thơm phức của phương Đông

26/06/2021 08:41

Phát triển hình ảnh thương hiệu của TP.HCM là yếu tố vô cùng quan trọng để giúp thành phố trở nên nổi bật giữa bức tranh toàn cầu.

Hiến kế TP.HCM nâng tầm quốc tế: Một nồi lẩu thơm phức của phương Đông - Ảnh 1.
Anh xe ôm bên vỉa hè Sài Gòn – Ảnh: Aron Schuftan

“Thương hiệu TP.HCM” phải trở nên thân thuộc mà không cần một lời giới thiệu nào và phải được xây dựng dựa trên một ý tưởng phổ quát, đơn giản, đầy cảm xúc. Thương hiệu của thành phố cần in sâu vào tâm trí và được mọi người dễ dàng đón nhận.

TP.HCM cần được coi trọng tương tự các thành phố lớn và lâu đời khác như Hong Kong, London, Dubai và New York. Thật ra, TP.HCM còn nên vượt qua những thành phố này vì chúng ta tươi mới, “đang trỗi dậy” và là “một thương hiệu mới”.

Những điểm cần chú trọng

Là “trái tim” của Đông Nam Á, TP.HCM đã chứng minh là một trung tâm kinh tế và văn hóa của khu vực. Cách hàng chục thành phố lớn trong khu vực chỉ vài giờ bay với sân bay quốc tế nằm ở vị trí trung tâm, TP.HCM được thiết lập đặc biệt để trở thành điểm khởi đầu các hoạt động du lịch và thương mại quốc tế.

TP.HCM có nguồn lao động trẻ sáng tạo, dám nghĩ dám làm, đầy năng lượng và biết nhiều ngôn ngữ. Với lực lượng này, thành phố đã chứng kiến sự tăng trưởng vượt bậc trong các lĩnh vực du lịch, sản xuất… đặc biệt là mảng công nghệ, đóng góp 23% GDP toàn quốc.

Với nguồn động lực đầy tham vọng, giống như Thung lũng Silicon của Mỹ cách đây 20 năm, TP.HCM chính là “Thung lũng Silicon của châu Á”. Việc giao tiếp và kết nối dễ dàng đã trở thành một phần của thành phố. Chúng ta chỉ cần hỏi một vài người bạn là đã

có thể tiếp cận người chúng ta cần. Với lịch sử độc đáo, TP.HCM chịu ảnh hưởng nhiều nền văn hóa mà ngày nay vẫn còn hiện hữu trong các kiến trúc tương phản, ẩm thực phong phú, phong tục đầy màu sắc và tinh thần sống động: “một nồi lẩu” thơm phức của phương Đông.

Đối với một quốc gia đã chứng kiến nhiều xung đột lịch sử, Việt Nam nói chung và TP.HCM nói riêng sở hữu tinh thần quật cường và giàu lòng vị tha, chào đón tất cả những người mới đến tò mò muốn mở rộng trải nghiệm của mình.

Hiến kế TP.HCM nâng tầm quốc tế: Một nồi lẩu thơm phức của phương Đông - Ảnh 2.
Tác giả Aron Schuftan

Ý tưởng xây dựng thương hiệu

Sử dụng nguồn gốc địa lý và di sản của thương hiệu thành phố để xây dựng bản sắc là một cách để bắt đầu kể câu chuyện của TP.HCM, đồng thời mang lại giá trị phi thường cũng như sức hấp dẫn toàn cầu. Chúng ta cần có:

• Các quầy thông tin đặt khắp thành phố để hỗ trợ du khách.

• Tạo ra dịch vụ “sống cùng” các gia đình người Sài Gòn để du khách và người nước ngoài trải nghiệm.

• Quảng bá các sự kiện tại Nhà hát TP ở tất cả các khách sạn.

• Tổ chức chương trình trao đổi để đưa sinh viên quốc tế tới sinh sống tại TP.HCM.

• Phỏng vấn và xuất bản (cả trong và ngoài nước) những bài phỏng vấn người nổi tiếng (họa sĩ, nhạc sĩ, chính trị gia, nhà sử học, đầu bếp, doanh nhân…).

• Tăng cường truyền thông (cả trong và ngoài nước) về các sự kiện và lễ hội.

• Thực hiện các bộ phim tài liệu về những điểm đặc sắc của TP.HCM và quảng bá ra quốc tế.

• Sáng tạo các chương trình du lịch/ẩm thực về TP.HCM và quảng bá ra quốc tế.

• Quảng bá kiến trúc thuộc địa độc đáo mà TP.HCM sở hữu.

• Sản xuất một bộ phim tài liệu lịch sử chất lượng cao, có thể đưa ra quốc tế, về chiến tranh Việt Nam với trọng tâm là TP.HCM và từ góc nhìn của Việt Nam.

• Xuất bản tự truyện của các nhân vật lịch sử nổi tiếng của TP.HCM.

• Quảng bá ngành công nghiệp điện ảnh và thời trang của thành phố với khán giả quốc tế.

• Tổ chức thêm nhiều cuộc thi quốc tế ở các lĩnh vực như thời trang, âm nhạc, hội họa, công nghệ, trò chơi…

• Quảng bá hình ảnh Landmark 81 – tòa nhà cao nhất Việt Nam và Đông Nam Á, cũng là tòa nhà cao thứ 15 thế giới (tôi nghĩ rất ít người biết điều này).

• Thành lập các cơ quan đại diện du lịch ở các thành phố lớn trên thế giới để quảng bá du lịch TP.HCM.

• Giới thiệu các sự kiện, sản phẩm và dịch vụ độc đáo hoặc phổ biến tại đây.

• Tổ chức triển lãm các mặt hàng xuất khẩu chính (nông nghiệp, đồ nội thất…).

• Quảng bá về độ tin cậy, an tâm và chân thực của thành phố.

• Quảng bá TP.HCM là một trong những thành phố phát triển nhất và phát triển nhanh nhất trên thế giới.

Các biểu tượng, theo tôi, có thể sử dụng cho thương hiệu TP.HCM là: nón lá, áo dài, xích lô, bánh tráng, bánh mì, người phụ nữ với mái tóc đen dài, cánh đồng lúa, xe đạp, màu đỏ và vàng, tre, gạo thóc, dừa…

Các khẩu ngữ có thể dùng: Thung lũng Silicon của châu Á – Silicon Valley of Asia; Thương hiệu Việt Nam – Brand Vietnam; Thương hiệu TP.HCM – Brand Ho Chi Minh City; Thương hiệu Sài Gòn – Brand Saigon; Ngôi sao Sài Gòn – Saigon Star; Hòn ngọc châu Á – Pearl of Asia; Đoàn kết, Cùng nhau – United, Together; Chất lượng, Uy tín, Sáng tạo – Quality, Credibility, Innovation; Cùng nhau, Tiến bước – Together, Forward; Tương lai, Cùng nhau – Future, Together; Tinh thần tiên phong, cam kết đổi mới, thịnh vượng, theo đuổi sự vượt trội, và chấp nhận đa dạng văn hóa – Pioneering spirit, commitment to innovation, prosperity, pursuit of excellence, while embracing vast cultural diversity…

ARON SCHUFTAN (Bác sỹ người Mỹ ở TP.HCM – NGUYÊN HẠNH chuyển ngữ)

Bài mới
Đọc nhiều