+
Aa
-
like
comment

Hệ thống y tế yếu kém, 1,2 tỷ dân châu Phi có chặn được virus corona?

Cánh Én - 08/02/2020 08:09

1,2 tỷ dân châu Phi chia sẻ nhau 6 cơ sơ có năng lực phát hiện người nhiễm virus corona chủng mới, và các chuyên gia lo ngại hệ thống y tế ở đây sẽ quá tải nếu dịch bệnh bùng phát.

Khi phát hiện trường hợp nghi nhiễm virus corona đầu tiên hồi tháng trước ở Bờ Biển Ngà, các bác sĩ ở đây phải gửi mẫu bệnh của sinh viên bị ho đến phòng xét nghiệm gần nhất ở phía ắc. Chỉ có điều, nó cách đó 7.200 km, nằm tại Paris.

Các bác sĩ, những người phải chờ đợi để nhận được kết quả xét nghiệm âm tính, cho biết cần nhanh chóng tăng cường khả năng xét nghiệm ở châu lục này, nơi lực lượng y tế đang vật lộn để chuẩn bị cho nguy cơ bùng phát dịch bệnh.

Đến nay, 54 quốc gia châu Phi chưa ghi nhận ca nhiễm bệnh nào nhưng nguy cơ bùng phát rất cao, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã cảnh báo.

Có 6 cơ sở xét nghiệm virus corona Châu Phi có hơn 1,2 tỷ dân. Tại đó, khoảng 1 triệu người Trung Quốc có xu hướng làm việc trong các lĩnh vực như: kinh doanh, xây dựng, dầu khí và khai thác mỏ. Đây là một minh chứng cho mối quan hệ ngày càng bền chặt giữa Trung Quốc với Senegal, Nigeria, Ethiopia và các quốc gia châu Phi khác.

Các chuyến bay từ cường quốc châu Á chở ít nhất 1.000 khách du lịch đến châu Phi mỗi ngày. Nhưng tính đến tuần này, mới chỉ có 6 phòng thí nghiệm có thể xét nghiệm virus corona. Trong khi đó, ở Mỹ, tất cả trường hợp được xét nghiện tại trụ sở của Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) ở Atlanta đến ngày 5/2. Hơn 100 phòng thí nghiệm của tiểu bang được cấp dụng cụ xét nghiệm.

“Mối lo lớn nhất của chúng tôi là về khả năng lây lan ở các quốc gia có hệ thống y tế yếu kém”, Tổng giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus nói hôm 5/2.

He thong y te yeu kem, 1,2 ty dan chau Phi co chan duoc virus corona? hinh anh 1 Screen_Shot_2020_02_07_at_14.55.55.png
Nhân viên an ninh đứng trước nơi cách ly trường hợp nghi nhiễm virus corona cuối tháng trước tại sân bay Abidjan, Bờ Biển Ngà. Ảnh: Reuters.

Để giải quyết mối lo ngại đó, các đội ngũ y tế từ 15 nước châu Phi đã nhóm họp tại Dakar, thủ đô của Senegal, ngày 6/2 để thảo luận về khả năng chẩn đoán virus. WHO cho biết sẽ gửi vật tư cần thiết cho 24 quốc gia đông dân nhất châu Phi để họ có thể tiến hành xét nghiệm vào cuối tuần này.

“Chúng tôi có thể xét nghiệm trong 4 tiếng”, Amadou Alpha Sall, Tổng giám đốc Viện Pasteur ở Dakar, cơ sở nghiên cứu y sinh hàng đầu khu vực, cho biết. “Và mục tiêu của chúng tôi là nhân rộng khả năng đó”.

Viện Pasteur là 1 trong 2 cơ sở ở châu Phi có thể xét nghiệm chủng mới của virus corona, 2019-nCOV, trước khi Nigeria, Ghana, Madagascar và Sierra Leone được cung cấp vật tư trong tuần này, theo WHO. Cơ sở còn lại nằm ở Nam Phi.

WHO nhiều lần cảnh báo các ca nhiễm virus corona dương tính có thể có mặt ở 20 quốc gia châu Phi kể từ cuối tháng 1. Các chính phủ châu lục này đang gấp rút xúc tiến sự chuẩn bị của họ, chẳng hạn như xây khu cách ly, tập huấn chuyên sâu… đề phòng trường hợp cần ứng phó nhanh.

Trung Quốc đại lục ghi nhận 31.161 ca nhiễm và 636 người chết tính đến ngày 7/2. Dịch bệnh đã lan ra 28 quốc gia và vùng lãnh thổ, gồm cả Mỹ, Canada và Australia.

Hành khách đến từ Trung Quốc được kiểm tra tại sân bay ở Nairobi ngày 29/1. Châu Phi vẫn chưa cấm hoàn toàn các chuyến bay đến Trung Quốc. Ảnh: AP.

Trong khi Mỹ từ chối nhập cảnh người nước ngoài đã đến Trung Quốc, các nước châu Âu áp đặt các mức độ hạn chế đi lại khác nhau, các quốc gia châu Phi triển khai các biện pháp “dễ thở” hơn. Các quốc gia đón lượng lớn du khách Trung Quốc đang sàng lọc tại sân bay bằng màn hình nhiệt và cách ly bất cứ ai có triệu chứng.

Mozambique đã ngừng cấp thị thực (visa) cho công dân Trung Quốc. Dịch vụ bưu chính Nam Phi ngừng nhận bưu phẩm từ Trung Quốc. Sáu hãng hàng không châu Phi đã tạm dừng các chuyến bay “nguy cơ”. Tuy nhiên, hãng hàng không Ethiopia vẫn duy trì 17 chuyến bay hàng tuần đến 4 thành phố của Trung Quốc, không bao gồm Vũ Hán.

Trong bảng xếp hạng tháng 10/2019 về mức độ sẵn sàng đối phó với “tác nhân sinh học” của 195 quốc gia trên thế giới do Đại học Johns Hopkins nghiên cứu, các quốc gia châu Phi đứng cuối danh sách, trong đó, Cộng hòa Guinea Xích Đạo (Tây Phi) đứng cuối cùng.

“Tôi vẫn tin rằng có những nơi nghèo nàn xa xôi ở châu Phi mà virus corona có thể lan đến”, J. Stephen Morrison, Giám đốc Trung tâm Chính sách Y tế Toàn cầu thuộc Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế, viện nghiên cứu ở Washington, cho biết.

Ông Sall, người đứng đầu Viện Pasteur ở Dakar, có quan điểm trái ngược.

“Nói châu Phi là nơi dễ bị tổn thương và ít sẵn sàng nhất là không đúng”, ông nói. “Quan điểm này dựa vào những gì họ nhìn thấy, chứ không phải những gì đang thực sự diễn ra”.

He thong y te yeu kem, 1,2 ty dan chau Phi co chan duoc virus corona? hinh anh 3 Screen_Shot_2020_02_07_at_15.00.28.png
Các nhân viên y tế trao đổi với Bộ trưởng Y tế Bờ Biển Ngà Aka Aoule (bên trái), tại sân bay ở Abidjan hôm 26/1 để thiết lập các biện pháp an ninh nhằm hạn chế sự lây lan của virus corona. Ảnh: Shutterstock.

Nỗi ám ảnh Ebola

Cảnh sát đã chặn hai doanh nhân Trung Quốc tại biên giới Senegal – Gambia hồi tuần trước. Không có màn hình nhận diện thân nhiệt du khách, những người đã đến Bắc Kinh vài ngày trước đó. Không ai cách ly họ. Và không ai hoang mang, theo Washington Post.

“Cảnh sát đã lấy địa chỉ và số điện thoại của họ”, El Hadji Mamadou Ndiaye, người đứng đầu bộ phận phòng ngừa thuộc Bộ Y tế Senegal. “Chúng tôi liên lạc với họ mỗi ngày trong vòng 14 ngày. Nếu phát hiện bất kỳ dấu hiệu nào của virus corona. Chúng tôi sẽ xử lý”.

38 người khác đến từ Trung Quốc nhập cảnh Senegal – quốc gia Tây Phi, từ ngày 28/1 cũng được theo dõi tương tự. Ngoài gọi điện, các bác sĩ cũng đến tận nơi khám.

“Chúng tôi không có khả năng cách ly”, ông Ndiaye giải thích. “Vì vậy, chúng tôi theo dõi nơi ở của họ. Nếu họ có dấu hiệu dù nhỏ nhất, chúng tôi sẽ đến đón họ”.

Tuần trước, một sinh viên đại học trở về Dakar (Senegal) từ Trung Quốc bị sốt và ho. Nhưng phải mất một buổi chiều anh ta mới được xét nghiêm âm tính.

Nỗi lo về phản ứng với virus corona gợi nhớ tới đại dịch Ebola đã giết chết 11.000 người ở Tây Phi từ năm 2014-2016.

Các quốc gia châu Phi đã giáo dục người dân về các triệu chứng của virus corona chủng mới và phải làm gì nếu chúng xuất hiện nhưng vẫn giữa kín các hồ sơ y tế. Giới chức y tế Senegal từ chối tiết lộ có bao nhiêu mẫu bệnh được xét nghiệm và đến từ nước nào.

Các thành phố ở khu vực châu Phi Hạ Sahara, khu vực phát triển bứt tốc nhất, làm tăng nguy cơ lây nhiễm bệnh về đường hô hấp 2019-nCOV. GDP của châu Phi Hạ Sahara năm 2018 đạt 1,7 nghìn tỷ USD, theo World Bank.

Nếu dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng virus corona mới (2019-nCoV) gây ra bùng phát ở châu Phi. Congo có thể cùng lúc phải đối phó với 3 đại dịch: nCoV, Ebola và sởi.

Bài mới
Đọc nhiều