+
Aa
-
like
comment

Hệ lụy khủng khiếp từ cuộc chiến không Covid của Hồng Kông

19/04/2022 11:17

Hồng Kông (Trung Quốc) đang bị chỉ trích vì chính sách zero Covid-19, những người đến đây vào thời gian này bắt gặp nhựa ở khắp mọi nơi hay tất cả mọi thứ đều được bọc trong giấy bóng kính. 

Các chính sách cách ly nghiêm ngặt tại Hồng Kông (Trung Quốc) với mục đích ngăn chặn Covid-19 ở biên giới và trong cộng đồng đang bị chỉ trích vì gây thiệt hại cho nền kinh tế và sức khỏe tinh thần. Ngoài ra, các nhà bảo vệ môi trường cũng lên án những chính sách này đang làm tổn hại môi trường vì tạo ra rác thải dư thừa.

“Tất cả các nhân viên tại khách sạn đều mặc đồ bảo hộ. Điều khiển từ xa hay tất cả mọi thứ đều được bọc trong giấy bóng kính” – bà Clemetine Vaughan, một người đến Hồng Kông từ ngày 4-4, nhận xét.

Hệ lụy khủng khiếp từ cuộc chiến chống Covid-19 ở Hồng Kông - Ảnh 2.
Các nhân viên vệ sinh mặc đồ bảo hộ bỏ rác tại 1 khách sạn cách ly ở Hồng Kông.

Theo số liệu từ chính quyền, Hồng Kông thải ra hơn 2.300 tấn nhựa mỗi ngày và vì tỉ lệ tái chế chỉ khoảng 11%, hầu hết số rác thải này được đưa ra bãi rác. Một phát ngôn viên chính phủ nói các quan chức đều biết về tình trạng này và đã thúc giục người dân áp dụng lối sống xanh càng nhiều càng tốt.

Hồng Kông, một trong số ít những nơi áp dụng chính sách zero Covid, đã cách ly hàng ngàn người trong năm nay tại các cơ sở dành cho bệnh nhân Covid-19 và những người có tiếp xúc gần.

Các cơ sở này làm tăng thêm vấn đề rác thải khi nhiều người xác nhận với hãng tin Reuters rằng các bữa ăn đều được bọc trong túi nhựa. Ông Paul Zimmerman, một ủy viên hội đồng quận, cho biết các cơ sở này cũng là sự lãng phí vì không thể được sử dụng lâu dài. “Chúng được xây rất vội vàng và không tuân thủ bất kỳ tiêu chuẩn xây dựng cụ thể nào ở Hồng Kông” – trích lời ông Zimmerman.

Hệ lụy khủng khiếp từ cuộc chiến chống Covid-19 ở Hồng Kông - Ảnh 1.
Một bãi rác ở Hồng Kông được chụp vào ngày 11-4.

Trong 1 diễn biến khác, chính quyền Tổng thống Joe BIden sẽ không còn áp dụng quy định bắt buộc đeo khẩu trang trên các phương tiện giao thông công cộng. Quyết định này được đưa ra sau khi 1 thẩm phán liên bang tại Florida ngày 18-4 ra phán quyết rằng chỉ thị kéo dài 14 tháng trên là bất hợp pháp, làm đảo lộn nỗ lực quan trọng của Nhà Trắng trong việc giảm bớt sự lây lan của Covid-19.

Ngay sau thông báo trên, nhiều hãng hàng không lớn như American Airlines, United Airlines, Delta Air Lines và tuyến tàu hỏa quốc gia Amtrak đã nới lỏng các hạn chế ngay lập tức.

Phán quyết của thẩm phán Kathryn Kimball Mizelle, một người được cựu Tổng thống Donald Trump bổ nhiệm, được đưa ra trong 1 vụ kiện do nhóm Quỹ Bảo vệ Tự do Y tế đệ đơn vào năm ngoái tại TP Tampa, Florida. Thẩm phán Mizelle nói Cơ quan Phòng ngừa và Kiểm soát Dịch bệnh Mỹ (CDC) đã vượt quá thẩm quyền với quy định bắt buộc đeo khẩu trang, không tham khảo ý kiến của công chúng và không giải thích thỏa đáng các quyết định của họ.

Hệ lụy khủng khiếp từ cuộc chiến chống Covid-19 ở Hồng Kông - Ảnh 3.
Hành khách đeo khẩu trang tại sân bay TP Denver, bang Colorado.

Một quan chức Mỹ nói trong khi các cơ quan đang đánh giá các bước đi tiềm năng tiếp theo, quyết định của tòa án có nghĩa là quy định đeo khẩu trang trên các phương tiện giao thông công cộng của CDC không còn hiệu lực. Tuy nhiên, chính quyền vẫn có thể chọn cách kháng nghị lệnh hoặc tìm cách trì hoãn khẩn cấp việc thực thi lệnh.

Phán quyết được đưa ra trong bối cảnh các ca nhiễm Covid-19 đang tăng trở lại ở Mỹ với trung bình 36.251 ca nhiễm và 460 ca tử vong được báo cáo mỗi ngày. Đây là con số cao nhất trong tổng số ca tử vong do Covid-19 được báo cáo trên thế giới.

Tùng Anh 

Bài mới
Đọc nhiều