Hãy nhìn bạo loạn Mỹ hôm nay để thấy rõ bầu cử Việt Nam
Ngày 6/1/2021, đối với nước Mỹ có lẽ là một trong những ngày đen tối nhất trong lịch sử Mỹ. Một ngày lẽ ra tượng trưng cho sự chuyển giao quyền lực trong hoà bình nhưng đổi lại là một đám đông tràn vào tòa nhà Quốc hội, đạp đổ rào chắn ở điện Capitol, thậm chí ngồi trên ghế Chủ tịch Thượng viện. Đây chẳng phải là cuộc bầu cử dân chủ mà Việt Tân, Lê Ánh, Lê Dũng Vova và rất nhiều nhà “dân chủ” tôn sùng và mơ ước ư? Những gì xảy ra ở Mỹ hôm nay là hậu quả tất yếu của một quy trình bầu cử mị dân mà chính tổng thống Mỹ thừa nhận.
Mọi người vẫn quen với những cuộc chuyển giao quyền lực trong hòa bình ở Mỹ, chứ không phải nỗ lực bạo loạn nhằm lật đổ kết quả bầu cử như hiện tại. Lúc này, hàng loạt quan chức cấp cao và đồng minh của Mỹ trên thế giới đã bày tỏ quan ngại về nền dân chủ Mỹ và kêu gọi người dân tôn trọng kết quả bầu cử. Các đồng minh của Mỹ cũng choáng váng vì sự kiện này, Thủ tướng Anh Boris Johnson đã gọi cảnh tượng ở thủ đô Washington là “mất mặt”. “Nước Mỹ đại diện cho dân chủ ở khắp thế giới và hiện tại nó cần một cuộc chuyển giao quyền lực hòa bình và có trật tự”, ông Johnson viết trên Twitter.
Có thể thấy trong lịch sử nước Mỹ, chưa có cuộc bầu cử tổng thống lần nào hỗn loạn như thế. Khói lửa bao trùm thủ đô, những người ủng hộ Trump đã biến cuộc biểu tình thành bạo loạn, họ tấn công và chiếm tòa nhà Thượng viện ngay cả khi các nghị sĩ đang họp… Mọi chuyện xảy ra có thể thấy đều xuất phát từ việc ông Trump không chấp nhận thất bại của mình: “Chúng ta sẽ không bao giờ bỏ cuộc, chúng ta sẽ không bao giờ nhận thua. Chúng ta sẽ chặn hành vi đánh cắp bầu cử.”
Còn nhớ thời điểm hơn 1 tháng trước, Việt Tân và đám kền kền “dân chủ” liên tục đòi bầu cử dân chủ, 1 đối 1 trực tiếp tranh luận như Mỹ nhưng đến hôm nay, khi bạo loạn xảy ra, khi ông Trump liên tục cho rằng gian lận trong bầu cử thì hiện vẫn chưa thấy bất cứ một tổ chức hay cá nhân nào như Việt Tân, Lê Ánh, HRW… lên án nhà cầm quyền Mỹ đàn áp dã man những người bất đồng chính kiến niểu tình ôn hòa. Các cơ quan truyền thông như BBC, RFA, VOA và cả Đại sứ quán Đức cũng hoàn toàn im lặng – điều này hoàn toàn trái ngược với sự quan tâm của họ đối với tình hình “dân chủ”, “nhân quyền” và bênh vực giới “đấu tranh” ở Việt Nam cũng như một số quốc gia khác.
30% người dân Mỹ cho rằng kết quả bầu cử là gian lận, hàng trăm nghìn người đã xuống đường phản đối kết quả bầu cử. Có lẽ qua hôm nay sự việc ở Mỹ, người dân Việt Nam sẽ càng sáng rõ hơn sự ưu việt của quá trình bầu cử ở Việt Nam.
Ở Nước Mỹ đang phơi bày ra rõ sự thật trần trụi bầu cử “dân chủ” là phe cánh, là gian lận, là lợi ích thuộc về giới tài phiệt nhưng được ẩn giấu, bao bọc bởi những lời hứa có cánh và đẹp đẽ. Kẻ nào mà được đa số yêu thích thì chỉ có thể là một gã hề, không thể khác được. Còn ở Việt Nam, không phải là một cuộc bầu cử dân chủ hình thức mà dân chủ thực chất. Hệ thống bầu cử của Việt Nam ra đời từ khi ra đời nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Hiến pháp và Luật Bầu cử Việt Nam quy định: cử tri bầu đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp theo nguyên tắc phổ thông, bình đẳng, trực tiếp và bỏ phiếu kín. Phù hợp với nguyên tắc “phổ thông”, số lượng đại biểu của mỗi địa phương tỷ lệ với số cử tri của địa phương đó. Các cử tri được bầu cử trực tiếp các đại diện của mình ở các cơ quan dân cử từ cấp cơ sở đến Quốc hội.
14 lần bầu cử Quốc hội diễn ra trong lịch sử dân tộc đã luôn thể hiện sự tôn trọng quyền tự do dân chủ của mỗi cử tri, các quy trình theo đúng quy định của luật pháp. Đảng và Nhà nước ta luôn chú trọng tiếng nói đại diện của tất cả các tầng lớp nhân dân, trong đó có việc mở rộng số lượng đại biểu Quốc hội cho người ngoài Đảng và tạo điều kiện cho mọi công dân có đủ tiêu chuẩn, điều kiện có thể ứng cử vào cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất.
Bạo loạn là điều không ai muốn, nó sẽ làm mất an ninh, gia tăng tội phạm và phá vỡ cuộc sống bình yên của người dân. Nhưng đó chính là góc khuất đã và đang diễn ra của cuộc bầu cử “dân chủ” tại Mỹ. Và sau hôm nay những nước khác sẽ cảm thấy thế nào khi nhìn vào Mỹ, nơi từ lâu đã định vị mình là một nền dân chủ đáng tự hào?
Có thể thấy, cuộc bạo động biểu tình ở Mỹ hiện nay càng cho thấy rõ hơn tầm quan trọng sống còn của ổn định chính trị cũng như bài học cần thiết để giữ vững ổn định chính trị của mỗi quốc gia. Trong đó, có bài học về xử lý khủng hoảng sao cho không để xảy ra nội chiến. Chính vì vậy, một đất nước cần có một chính quyền thực sự của nhân dân, thực thi đường lối, chính sách đối nội đúng đắn, hợp lòng dân, tạo được lòng tin và sự đồng thuận của nhân dân. Đây là yếu tố cơ bản nhất để giữ vững ổn định chính trị.
Hải Anh
* Bài viết thể hiện văn phong và quan điểm riêng của tác giả.