Hành động lợi dụng dịch Covid-19 để tuyên truyền đường lưỡi bò phi pháp của Trung Quốc
Mới đây nhiều tài khoản mạng xã hội Việt Nam chia sẻ và bình luận phản đối trên một bài đăng của Đại sứ quán Trung Quốc tại Ý. Bởi việc Đại sứ quán Trung Quốc tại Ý đăng tải một thông điệp tri ân người Ý, nhưng lại chứa hình ảnh “đường lưỡi bò” xuyên tạc chủ quyền Biển Đông.
Tối 16/3, trang Facebook của Đại sứ quán Trung Quốc tại Ý (Ambasciata della Repubblica Popolare Cinese in Italia) đã đăng hai bức tranh cổ động nước Ý trong tình cảnh dịch viêm phổi Vũ Hán (COVID-19) đang bùng phát mạnh mẽ tại nước này.
Cụ thể trên Facebook, tài khoản chính thức của Đại sứ quán Trung Quốc tại Ý (có dấu tick xanh – khẳng định Facebook chính chủ và hợp pháp) đăng thông điệp như sau: “Các bạn có lẽ quên, nhưng chúng tôi vẫn nhớ mãi. Giờ là lúc chúng tôi giúp đỡ các bạn. Xin cảm ơn hai nghệ sĩ tuyệt vời Aurora Cantone và Quân Chính Bình. Cố lên Italy”.
Đi kèm theo đó là 2 bức hình. Bức thứ nhất là hình ảnh bản đồ Trung Quốc, trong đó nhân viên y tế của Ý đang giúp Trung Quốc [trong thảm họa động đất tại Tứ Xuyên năm 2018], còn bức thứ hai là hình ảnh bản đồ Ý và nhân viên y tế Trung Quốc đang giúp lại Ý trong đại dịch COVID-19.
Đáng lưu ý, bức hình có bản đồ Trung Quốc đã được nước này “tiện tay” vẽ thêm đường lưỡi bò phi pháp. Đường lưỡi bò này đã bị Tòa trọng tài được thành lập theo phụ lục VII của Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật biển 1982 (UNCLOS) bác bỏ trong phán quyết năm 2016.
Đến thời điểm này chúng ta vẫn phải khẳng định bản chất của Trung Quốc rằng đây luôn là hình thức tuyên truyền quen thuộc của Trung Quốc với thế giới. Việc lợi dụng các sự kiện kinh tế – văn hoá – chính trị để truyền bá thông địch của Trung Quốc ám chỉ cho thế rằng “đường lưỡi bò” ở cả bản đồ trên biển Đông là của Trung Quốc.
Hơn nữa trên trang Twitter, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc cũng đã đăng lại hình ảnh này và viết: “Chúng ta là một gia đình, chúng ta sẽ sát cánh cùng nhau.”
Việc đăng tải hình ảnh “đường lưỡi bò” trên là một trong những dẫn chứng rõ nhất là Bắc Kinh đang vung tiền khắp nơi để quảng bá hình ảnh “đường lưỡi bò” phi pháp. Trung Quốc vẫn đang ngày đêm âm thầm tìm cách trắng trơn tuyên bố chủ quyền của mình trên khu vực biển Đông, bất chấp các bác bỏ của Toà trọng tài của Liên Hiệp Quốc.
Có thể nói, các hành động tìm cách truyền bá thông tin sai lệch về đường lưỡi bò của Trung quôc trong thời gian đã cho thấy bản chất dã tâm và xấc xược. Trung Quốc đã lộ rõ bản chất sẽ bất chấp luật pháp quốc tế, sẵn sàng chà đạp lên những phát ngôn hoa mỹ, để tìm mọi cách xâm chiếm chủ quyền láng giềng của những quốc gia có chủ quyền ở biển Đông như Việt Nam.
Cách đây hơn 1 năm, nhiều quan chức Trung Quốc còn ngang ngược tuyên bố trắng trợn về “đường lưỡi bò” trên nhiều diễn đàn quốc tế. Chẳng hạn như việc, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Cảnh Sảng đã rêu rao giọng điệu ngang ngược khi đề cập đến bãi Tư Chính và quần đảo Trường Sa của Việt Nam.
Trước nay, Trung Quốc vẫn luôn cố tình cài cắm “đường lưỡi bò” trong phim ảnh, đồ chơi trẻ em, ấn phẩm khoa học. Mặc cho bất chấp sự chỉ trích của cộng đồng quốc tế. Chính vì thế, chúng ta không được lơi lỏng trước dã tâm này của Trung Quốc.
Đứng trước cuộc tấn công về mặt văn hoá của “đường lưỡi bò” chúng ta không thể tiếp nhận và chấp nhận nó. Vì độc lập chủ quyền của Việt Nam chúng ta không được mất cảnh giác, để rồi nghiễm nhiên thừa nhận, trở thành “nạn nhân” trong vấn đề tranh chấp, tranh cãi về chủ quyền, cả trên bộ lẫn trên biển Đông.
Không gì hơn lúc này, ngoài những chiến lược của Đảng, Nhà nước để bảo vệ toàn vẹn chủ quyền biển đảo. Thì mỗi người dân Việt Nam từ vị trí công việc của mình, từ vị trí công tác hay địa phương mà chúng ta phải tự ý thức, lên tiếng phản đối, không để âm mưu tuyên truyền về “đường lưỡi bò” của Trung Quốc tác oai tác quái ở mọi nơi trên thế giới như một thứ nọc độc ngấm lâu.
Trách nhiệm của mỗi công dân là phải tuyên truyền để cộng đồng Việt Nam minh có ý thức, nhận thức vấn đề đó, hiểu “đường lưỡi bò” là phi pháp và biển đảo quê hương của mình là của mình chứ không phải của Trung Quốc.
Biển Đông không thuộc hoàn toàn riêng về một nước, kể cả Trung Quốc Vì thế, các vấn đề của Biển Đông cần được các nước trong khu vực có chủ quyền, cầu thị, tôn trọng chủ quyền và lợi ích của nhau, tuân thủ pháp luật quốc tế. Các yêu sách biển vô lý và đi ngược lại các quy định của luật biển quốc tế đã đặt ra và ký kết như “đường lưỡi bò” sẽ không thể có chỗ đứng trong thế giới hiện đại.
Đinh Lực