Hành động bất ngờ của ông Tập Cận Bình tại Mỹ
Nhóm “lão bằng hữu” ở bang Iowa của ông Tập Cận Bình được mời dự tiệc tối cùng Chủ tịch Trung Quốc khi ông tới California, Mỹ, tuần này.
“Chúng tôi rất mong đợi được gặp ông ấy. Chúng tôi chỉ là những người dân bình thường và không hiểu được tại sao ông ấy lại quý mến mình”, bà Sarah Lande, 85 tuổi, cư dân Muscatine, bang Iowa, thành viên nhóm “lão bằng hữu” của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, cho biết khi nhận được lời mời dự bữa tối cùng ông ở California, Mỹ, tuần này.
Tại Trung Quốc, cách gọi “lão bằng hữu” thể hiện cảm tình với đối phương, đồng thời cho thấy sự quen biết và tin cậy. Bà Lande được Hiệp hội Hữu nghị với Nước ngoài của Trung Quốc vinh danh là “Đại sứ hữu nghị” năm 2013.
Bà Lande nhận được lời mời dự tiệc thông qua Ủy ban Quốc gia về Quan hệ Mỹ – Trung và Hội đồng Doanh nghiệp Mỹ – Trung, phối hợp với Đại sứ quán Trung Quốc. Bà chưa rõ có được gặp riêng ông Tập tại sự kiện hay không.
Theo nguồn thạo tin, cựu thống đốc Iowa và cựu đại sứ Mỹ tại Trung Quốc Terry Branstad cũng được mời dự buổi tiệc này. Đại sứ quán Trung Quốc tại Washington và những người tổ chức bữa tiệc chiêu đãi chưa bình luận về thông tin khách mời.
Bà Lande và một số cư dân ở Muscatine gặp ông Tập lần đầu vào năm 1985, khi ông tới đây công tác với tư cách người đứng đầu một phái đoàn về chế biến thực phẩm của tỉnh Hà Bắc, Trung Quốc. Ông Tập Cận Bình khi đó 31 tuổi.
Nhóm cư dân Muscatine lúc ấy đã đón tiếp ông Tập nồng nhiệt, mời ông thưởng thức món heo quay, tham quan trang trại và đi thuyền trên sông Mississippi cũng như chia sẻ cho ông cách thức canh tác nông nghiệp ở địa phương.
Nhóm “lão bằng hữu” của ông Tập còn có anh em nhà Gary Dvorchak và Paula Dvorchak. Trong chuyến thăm năm 1985, bố mẹ của ông Gary đã nhường phòng ngủ của mình để đón tiếp ông Tập Cận Bình. Hai anh em Gary và Paula khi ấy cũng trò chuyện với ông Tập về điện ảnh Mỹ.
Thành viên nhóm “lão bằng hữu” còn có ông Luca Berrone, là quan chức phát triển kinh tế ở Iowa trong lúc ông Tập thăm bang này. Ông Berrone khi ấy đã chở ông Tập đi tham quan các trang trại, khu chăn nuôi và Đại học Iowa.
Bà Lande kể rằng ông Tập trong chuyến thăm muốn tìm hiểu về cách giúp người dân phát triển kinh tế. Bà vẫn nhớ ông nói rằng đã đọc các tác phẩm của Mark Twain và “thật sự muốn ngắm sông Mississippi”.
Ông Berrone cùng 4 thành viên trong nhóm và một phiên dịch viên đã đưa ông Tập tới trang trại ở Coggon, nơi Mark Twain từng cất giữ các bản thảo tiểu thuyết của mình. Ông Berrone cũng thu xếp khách sạn cho ông Tập.
“Chúng tôi có khoảng thời gian thực sự vui vẻ trong hai tuần. Giống như một bộ phim, khi 5-6 người cùng nhau khám phá chuyến đi”, ông Berrone nhớ lại.
Cựu chủ tịch quỹ Giải thưởng Lương thực Thế giới Ken Quinn cho biết nhóm cư dân ở bang Iowa đã để lại ấn tượng tốt đẹp với ông Tập.
“Khi đó ông ấy chưa phải là một người đặc biệt và tình cảm của họ đã khiến ông ấy cảm động”, ông Quinn nhận định.
Khi ông Tập Cận Bình trở lại Mỹ năm 2012 với tư cách Phó chủ tịch Trung Quốc, ông đã gặp nhóm “lão bằng hữu” tại căn nhà của bà Lande ở Muscatine.
“Ông ấy nói rằng: ‘Các ông bà là những người đầu tiên tôi gặp ở Mỹ và đối với tôi, các ông bà là nước Mỹ'”, bà Lande dẫn lại lời ông Tập trong cuộc gặp năm 2012.
Nhóm cư dân Muscatine lúc ấy đã đón tiếp ông Tập nồng nhiệt, mời ông thưởng thức món heo quay, tham quan trang trại và đi thuyền trên sông Mississippi cũng như chia sẻ cho ông cách thức canh tác nông nghiệp ở địa phương.
Nhóm “lão bằng hữu” của ông Tập còn có anh em nhà Gary Dvorchak và Paula Dvorchak. Trong chuyến thăm năm 1985, bố mẹ của ông Gary đã nhường phòng ngủ của mình để đón tiếp ông Tập Cận Bình. Hai anh em Gary và Paula khi ấy cũng trò chuyện với ông Tập về điện ảnh Mỹ.
Thành viên nhóm “lão bằng hữu” còn có ông Luca Berrone, là quan chức phát triển kinh tế ở Iowa trong lúc ông Tập thăm bang này. Ông Berrone khi ấy đã chở ông Tập đi tham quan các trang trại, khu chăn nuôi và Đại học Iowa.
Bà Lande kể rằng ông Tập trong chuyến thăm muốn tìm hiểu về cách giúp người dân phát triển kinh tế. Bà vẫn nhớ ông nói rằng đã đọc các tác phẩm của Mark Twain và “thật sự muốn ngắm sông Mississippi”.
Ông Berrone cùng 4 thành viên trong nhóm và một phiên dịch viên đã đưa ông Tập tới trang trại ở Coggon, nơi Mark Twain từng cất giữ các bản thảo tiểu thuyết của mình. Ông Berrone cũng thu xếp khách sạn cho ông Tập.
“Chúng tôi có khoảng thời gian thực sự vui vẻ trong hai tuần. Giống như một bộ phim, khi 5-6 người cùng nhau khám phá chuyến đi”, ông Berrone nhớ lại.
Cựu chủ tịch quỹ Giải thưởng Lương thực Thế giới Ken Quinn cho biết nhóm cư dân ở bang Iowa đã để lại ấn tượng tốt đẹp với ông Tập.
“Khi đó ông ấy chưa phải là một người đặc biệt và tình cảm của họ đã khiến ông ấy cảm động”, ông Quinn nhận định.
Khi ông Tập Cận Bình trở lại Mỹ năm 2012 với tư cách Phó chủ tịch Trung Quốc, ông đã gặp nhóm “lão bằng hữu” tại căn nhà của bà Lande ở Muscatine.
“Ông ấy nói rằng: ‘Các ông bà là những người đầu tiên tôi gặp ở Mỹ và đối với tôi, các ông bà là nước Mỹ'”, bà Lande dẫn lại lời ông Tập trong cuộc gặp năm 2012.
Bích Vân