Hàng triệu trẻ em trên thế giới thiếu ăn
Ngày 10/11, tổ chức từ thiện Save the Children của Anh cho biết số trẻ em bị suy dinh dưỡng vì thiếu ăn ở Đông Bắc Syria – khu vực chìm trong chiến tranh, xung đột trong hơn 1 thập niên qua, đã tăng 150%.
Save the Children nêu rõ, trong thời gian từ tháng 4 – 9, số trẻ em bị suy dinh dưỡng ở Đông Bắc Syria tăng trên 10.000 em, so với mức tăng 6.650 em trong 6 tháng trước đó. Tình trạng suy dinh dưỡng ở trẻ em gia tăng do nhiều gia đình ở Syria rơi vào cảnh nghèo đói và không có khả năng chi trả chi phí mua thực phẩm.
Theo tổ chức này, thu nhập trung bình của các hộ gia đình ở Syria không tăng, nhưng giá thực phẩm đã tăng gần 800% từ năm 2019 đến năm 2021 và vẫn chưa có dấu hiệu dừng lại kể từ đầu năm nay. Giá thực phẩm nhảy vọt khiến số người thiếu ăn ngày càng tăng.
Syria đang rơi vào cuộc khủng hoảng kinh tế tồi tệ nhất kể từ khi xung đột nổ ra vào năm 2011. Nền kinh tế nước này bị ảnh hưởng nặng nề do các cuộc giao tranh, hạn hán và đại dịch COVID-19, cũng như tác động từ sự sụp đổ hệ thống tài chính ở nước láng giềng Liban. Liên hợp quốc ước tính 90% dân số 18 triệu người ở Syria hiện sống trong cảnh nghèo đói.
Người đứng đầu Save the Children, ông Beat Rohr, cho biết tình hình kinh tế ngày càng tồi tệ ở Syria sau gần 12 năm chìm trong xung đột đã dẫn đến nhu cầu cứu trợ tăng mạnh. Theo đó, ít nhất 60% dân số Syria đang bị mất an ninh lương thực và tình hình ngày càng trở nên tồi tệ hơn.
Tại đây, ước tính rằng con số này sẽ còn tăng gấp vài lần do tác động toàn diện của lạm phát cũng như tình trạng thiếu lương thực và các nhu yếu phẩm khác. Ngoài ra, số người nhận cứu trợ trực tiếp của nhà nước đã tăng gần gấp đôi trong năm qua với trên 90% dân số đang trông cậy vào nguồn hỗ trợ tài chính của chính phủ, trong đó có khoảng 1,6 triệu viên chức nhà nước.
Lạm phát của Sri Lanka đã lên mức 60,8% trong tháng 7 này. Tuy nhiên, các nhà kinh tế học tư nhân cho rằng con số thực tế còn cao hơn 100%, chỉ đứng sau Zimbabwe. Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF) cũng đã đưa ra lời kêu gọi tài trợ, trong đó nhấn mạnh trẻ em tại Sri Lanka đang chịu tác động lớn do cuộc khủng hoảng kinh tế trầm trọng hiện nay.
Theo Chương trình Lương thực Thế giới (WFP), gần 5 triệu người – tương đương 22% dân số Sri Lanka – cần viện trợ lương thực. Trong báo cáo đánh giá mới nhất, WFP cho biết do giá thực phẩm tăng vọt, hơn 83% số hộ gia đình ở nước này phải bỏ bữa, cắt giảm khẩu phần ăn hoặc mua thực phẩm kém chất lượng hơn.
Không những ở Syria, Đông Nam Á và châu Phi cũng rơi vào tình trạng tương tự. Tập đoàn FrieslandCampina hoàn thành phân tích kết quả Khảo sát SEANUTS II, chương trình khảo sát dinh dưỡng khu vực Đông Nam Á thu thập dữ liệu trên gần 14.000 trẻ em từ sáu tháng đến 12 tuổi. Nặng hơn là châu Phi, trên 10 triệu trẻ em tại đây đứng trước nguy cơ bị suy dinh dưỡng cấp tính năm 2021.
Bảo Trâm