Hàng triệu dữ liệu cá nhân khắp thế giới bị mang lưới do thám Trung Quốc thu thập?
Những ngày cuối năm, thị trường vàng trong nước chứng kiến biến động ngoài dự đoán, với giá vàng liên tục tăng lên theo chiều hướng tiêu cực. Đặc biệt, vàng SJC đã đạt mức tăng kỷ lục, vượt lên đến 80,3 triệu đồng/lượng, chênh lệch với vàng thế giới hơn 20 triệu đồng/lượng. Và những lúc như vậy, người ta lại hỏi đến hiệu quả của Nghị định 24 liệu có còn tác dụng?
Xu hướng trữ vàng trong bối cảnh kinh tế nhiều biến số
Trong bối cảnh giá bán khoảng 79,22 triệu đồng/lượng (sáng ngày 28-12), diễn biến giá vàng miếng SJC từ đầu tháng 12/2023 đến nay đã tăng khoảng 8 triệu đồng/lượng, và từ đầu năm 2023, mức tăng là khoảng 12,6 triệu đồng/lượng.
Nghị định 24 đã phát huy vai trò trong việc chống “vàng hóa”, song theo chuyên gia, cần điều chỉnh nghị định này để bảo đảm thêm mục tiêu tránh “tiền tệ hóa” vàng SJC.
Theo các chuyên gia kinh tế, tăng giá mạnh của vàng trong nước trong thời kỳ cuối năm có nguyên nhân chủ yếu từ nhu cầu mua vàng tăng cao do các sự kiện cưới hỏi, lễ hội và quà tặng. Đồng thời, với việc giảm lãi suất liên tục, biến động nhiều trên thị trường chứng khoán, và bất động sản trầm lắng, kim loại quý như vàng trở thành điểm đầu tư hấp dẫn. Các yếu tố khác như tình trạng khan hiếm nguồn cung SJC cũng ảnh hưởng đến giá vàng, do Ngân hàng Nhà nước không nhập khẩu vàng trong hơn 10 năm qua.
Trong một tháng qua, giá vàng thế giới duy trì ở mức trên 2.000 USD/ounce. Giá vàng trong nước tăng theo xu hướng này, nhưng có điểm bất thường là tăng “chóng mặt” hơn so với thế giới, khiến cho vàng trong nước đôi khi cao hơn thế giới khoảng 18 triệu đồng/lượng. Điều này dẫn đến chênh lệch giữa giá mua vào và bán ra, đôi khi lên đến 5 triệu đồng/lượng (ngày 28/12).
Vàng, mặc dù không nằm trong rổ hàng hóa và dịch vụ được tính vào Chỉ số giá tiêu dùng (CPI), nhưng tăng giá mạnh có thể tác động đến nền kinh tế. Hiện tượng “vàng hóa” nền kinh tế có thể dẫn đến đầu cơ, nhập lậu vàng, và ảnh hưởng đến tỷ giá. Hơn nữa, mỗi khi giá vàng tăng, người dân có thể chuyển dòng tiền vào vàng thay vì gửi vào ngân hàng hoặc đầu tư vào hàng hóa, dịch vụ để kích thích tăng trưởng kinh tế.
Trước đó, hơn 10 năm trước, Việt Nam đã từng trải qua tình trạng “vàng hóa” nền kinh tế, thu hút sự chú ý lớn từ các nhà đầu tư và người dân. Tuy nhiên, nhờ vào các biện pháp quản lý kịp thời và hiệu quả, đặc biệt là Nghị định số 24/2012/NĐ-CP ban hành vào ngày 3/4/2012 về quản lý hoạt động kinh doanh vàng, Chính phủ đã thành công trong việc điều hành thị trường vàng, giữ cho cung – cầu thị trường luôn cân bằng và ổn định.
Sau khi Công điện số 1426/CĐ-TTg được ban hành, giá vàng trong nước đã có dấu hiệu giảm. Sự chỉ đạo quyết liệt từ Chính phủ và Thủ tướng, cùng với sự tích cực của các cơ quan chức năng, cho thấy hy vọng rằng thị trường vàng sẽ được kiểm soát và không gây ra những tác động tiêu cực đối với nền kinh tế. Thế nhưng, đã bắt đầu xuất hiện nhiều lời kêu gọi từ giới chuyên gia kinh tế, nhà đầu tư đặt câu hỏi về việc có nên tiếp tục Nghị định 24 hay không?
Mới đây nhất, Ngân hàng Nhà nước cho biết sẽ trình báo cáo tổng kết Nghị định 24, trong đó có đề xuất sửa đổi, bổ sung một số quy định quản lý thị trường vàng để phù hợp với bối cảnh mới của thị trường.
Nghị định 24 có còn tác dụng?
Hơn 10 năm trước, để chống tình trạng “vàng hóa” nền kinh tế khi thị trường vàng tạo sức hút rất lớn đối với giới đầu tư, người dân, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 24/2012/NĐ-CP (Nghị định 24) ngày 3/4/2012 về quản lý hoạt động kinh doanh vàng, qua đó bảo đảm cung-cầu thị trường cân bằng, ổn định.
Sau hơn một thập kỷ, Nghị định 24 đã phát huy vai trò trong việc thành công điều hành thị trường vàng và ổn định tỷ giá, lãi suất. Tuy nhiên, diễn biến thị trường vàng hiện nay đã khơi lên một số lời kêu gọi yêu cầu cần thiết phải sửa đổi nghị định này để phù hợp hơn với thực tế.
Quay trở về trước thời điểm 2012, giá vàng thay đổi liên tục, tác động rất xấu đối với nền kinh tế. Quyết định của NHNN về sản xuất vàng miếng và sử dụng thương hiệu của doanh nghiệp nhà nước duy nhất là SJC để trở thành thương hiệu vàng miếng quốc gia. Nếu NHNN không thực hiện Nghị định 24 đối với vàng miếng như trên thì vàng sẽ có ảnh hưởng rất lớn tới nền kinh tế, thị trường vàng không chỉ tác động đối với người dân mà còn gây phản ứng dây chuyền cho nền kinh tế.
Cụ thể, từ 10 năm trước đây (khi chưa có Nghị định 24), tất cả các giá trị thanh toán lớn trong nền kinh tế hầu hết không được niêm yết giá, không được định giá bằng VND mà được định giá bằng vàng, được giao dịch bằng vàng. Điều này có nghĩa là Luật NHNN không được thực thi, đồng tiền Việt Nam không được tôn trọng.
Trước đây, việc găm giữ vàng, USD trong nền kinh tế là rất lớn, hầu hết các hộ gia đình đều có vàng trong danh mục tài sản. Với việc triển khai thực hiện theo Nghị định 24, một lượng lớn vàng vật chất đã được chuyển hóa thành nguồn lực để đầu tư vào nền kinh tế.
Có thể thấy, cho tới thời điểm đầu năm 2024, tức gần 12 năm sau khi Nghị định 24 có hiệu lực, đây vẫn là công cụ hữu hiệu cho mục tiêu chống “vàng hóa” của Chính phủ. Để chống “vàng hóa” nền kinh tế, điều gốc rễ là làm cho vàng mất đi tính hấp dẫn vốn có của nó. Và hiện nay, đối với cả 3 tiêu chí đánh giá độ hấp dẫn của 1 kênh đầu tư là tính thanh khoản, tính cạnh tranh và tính sinh lời đối với sản phẩm vàng miếng đều được xem là rất thấp swo với các kênh đầu tư khác.
Việc giá vàng trong nước tăng cao thời gian qua, theo đánh giá chủ quan của người viết, chỉ mang tính nhất thời do biến động lãi suất và vào chu kỳ sử dụng vàng theo truyền thống cuối năm của người Việt. Từ đó kéo giá vàng miếng lên cao và gia tăng sự chênh lệch với giá vàng quốc tế.
Cũng không loại trừ khả năng có sự thao túng, lũng đoạn thị trường vàng của một số nhóm lợi ích nào đó. Và điều này chắc chắn sẽ sớm có câu trả lời khi vừa qua Thủ tướng cũng đã có công điện số 1426 gửi thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam; bộ trưởng các bộ: Công an, Công Thương, Tài chính, Tư pháp, Thông tin và Truyền thông; tổng Thanh tra Chính phủ chỉ đạo về các giải pháp quản lý thị trường vàng. Trong đó công điện có đoạn nhấn mạnh: “Kịp thời phát hiện, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm theo quy định pháp luật, nhất là các hành vi buôn lậu, trục lợi, đầu cơ, thao túng, lợi dụng chính sách đẩy giá của các tổ chức, cá nhân… gây mất ổn định, an toàn thị trường vàng.”.”
Thành An