Hàng trăm phiếu siêu âm cho phi công có kết quả giống nhau trách nhiệm thuộc về ai
Mới đây người dân và hành khách ngỡ ngàng khi trên báo Dân Việt đăng tin trong số hàng trăm hồ sơ siêu âm tim của phi công, tiếp viên hàng không có tới 154 phi công có phiếu siêu âm giống nhau đến từng chỉ số, chỉ khác tên, tuổi, năm sinh người siêu âm cũng như ngày tháng thực hiện.
Cục hàng không đã chính thức xác nhận việc đó và thừa nhận sai lầm để hàng trăm hồ sơ sức khỏe phi công giám định lần đầu và hồ sơ sức khỏe tiếp viên có các phiếu siêu âm tim thuộc dạng nhân bản hàng loạt. Đáng chú ý là có tới 154 phi công có phiếu siêu âm giống nhau đến từng chỉ số, chỉ khác tên tuổi, năm sinh người siêu âm cũng như ngày tháng siêu âm. Tất cả các phiếu siêu âm đều được ghi nơi thực hiện là Trung tâm Y tế Hàng không thuộc Cục Hàng không Việt Nam.
Nếu coi việc làm giả hồ sơ khám bệnh của nhân là tội giết người thì làm giả hồ sơ của các phi công có thể coi là những vụ thảm sát. Đơn giản vì phi công cũng là con người nhưng là những con người đặc biệt. Những con người hàng ngày mang trọng trách rất lớn là hàng ngày phải bảo đảm sinh mạng sống cho hàng trăm con người bay trên những chuyến bay nội địa và quốc tế. Sự an toàn của những chuyến bay phụ thuộc rất nhiều vào sức khỏe và kinh nghiệm xử lý các tình huống xẩy ra trên mỗi chuyến bay.của phi công. Trường hợp vì giả hồ sơ mà xẩy ra những bất trắc trên những chuyến bay thì tai họa quả là khôn lường, bởi tai nạn máy bay cơ hội sống sót cho hành khách gần như là 0%. Mặt khác quá trình để đào tạo được một phi công cũng rất hao tiền tốn của. Mỗi bằng lái của phi công có giá trị 5 năm, mỗi năm phải trải mỗi năm phải trải qua 8 lần kiểm tra, và phi công không được phép trượt bất cứ lần nào, bởi nếu trượt thì sẽ không thể tiếp tục làm phi công được nữa. Hàng năm, các phi công phải kiểm tra sức khoẻ định kỳ (phi công trên 40 tuổi kiểm tra 2 lần/năm), huấn luyện định kỳ (trên SIM) 2 lần/năm, kiểm tra bay thực tế 1 lần/năm, 4 lần thi về thiết bị an toàn, an ninh, kiểm tra Tiếng Anh và các loại thi khác (phương thức bay mới, thiết bị mới) việc thi này lặp đi lặp lại hàng năm.
Để huấn luyện đào tạo ra một phi công sẽ tiêu tốn khoảng từ 1,8 – 2,5 tỷ đồng và trung bình thời gian đào tào cơ bản ở tại Việt Nam đã mất 22-24 tháng, chưa kể thời gian huấn luyện bay tại nước ngoài và huấn luyện chuyển loại. Con đường trở thành một phi công không hề đơn giản vì vậy mỗi phi công được đào tạo công với kinh nghiệm mà họ bay trên bầu trời phải được coi là tài sản quốc gia. Ai có những hành động phá hoại sức khỏe phi công, lợi dụng những kẽ hở trong khám chữa bệnh để trục lợi phải bị coi là tôi tham nhũng, phá hoại tài sản đất nước.
Vừa qua Hội đồng đánh giá kết quả giám định sức khỏe nhân viên hàng không (Cục Hàng không Việt Nam) đã xác nhận từ tháng 7 – 11/2019 có 154 hồ sơ sức khỏe phi công giám định sức khỏe lần đầu và 470 hồ sơ sức khỏe tiếp viên khám tuyển có phiếu siêu âm tim có các chỉ số giống nhau.
Kết quả kể trên cho thấy 100% hồ sơ sức khỏe của phi công mới cùng 100% hồ sơ sức khỏe tiếp viên hàng không mới trong 4 tháng bị gian lận về phiếu siêu âm tim.
Vụ việc hàng trăm kết quả siêu âm tim của phi công, tiếp viên hàng không có kết quả giống nhau đã được báo cáo lên Cục Hàng không (Bộ Giao thông Vận tải). Cơ quan này cũng đã có chỉ đạo trực tiếp bằng văn bản Trung tâm Y tế hàng không – đơn vị để xảy ra sai phạm từ thời điểm tháng 3/2020.
Nhận thấy tình hình siêu âm và khám sức khỏe cho phi công và tiếp viên hàng không là nghiêm trọng , ngày 13/3/2020, Hội đồng đánh giá kết quả giám định sức khỏe nhân viên hàng không đã họp và ban hành biên bản số 198/2020/HĐĐG-CHK. Hội đồng đã xác nhận sự việc “phiếu siêu âm tim có các chỉ số giống nhau”. Để làm rõ các vấn đề trên Hội nđồng đã đề nghị bác sỹ Đặng Thân – Chủ tịch Hội đồng báo cáo với Cục trưởng Cục Hàng không Việt Nam để xin ý kiến chỉ đạo xử lý. Sau khi nhận được công văn Cục Hàng không đã có công văn số 1114/CHK-TCATB gửi Trung tâm Y tế Hàng không yêu cầu “tổ chức giám định lại sức khỏe cho phi công và tiếp viên”. Ngày 18/3/2020, Cục Hàng không có công văn số 1114/CHK-TCATB gửi Trung tâm Y tế Hàng không yêu cầu “tổ chức giám định lại sức khỏe cho phi công và tiếp viên”. Cụ thể là làm lại siêu âm tim cho phi công và tiếp viên, thực hiện trước ngày 30/6/2020.
Tiếp theo đó 25/3/2020, Cục Hàng không Việt Nam mới có công văn số 1235/CHK-TCATB yêu cầu tạm thời đình chỉ công tác giám định nhân viên Hàng không kể từ ngày 1/4/2020 cho đến khi công tác khắc phục khuyến cáo được hoàn thành và được Cục Hàng không Việt Nam chấp thuận.
Rõ ràng đây là một sự việc hết sức nghiêm trọng có tầm ảnh hưởng không hề nhỏ liên quan đến những người hàng ngày nắm sinh mạng của rất nhiều hành khách, trong đó có những khách hàng rất quan trọng của đất nước.
Đề nghị Cục hàng không Việt Nam cần nghiêm túc kiểm điểm, tiến hành điều tra làm rõ và truy cứu trách nhiệm đối với những người liên quan để có những hình thức kỉ luật thích đáng. Yêu cầu có quy chế kiếm tra định kì đối với các trung tâm được giao trách nhiệm khám bệnh cho phi công và các tiếp viên hàng không. Nhằm bảo đảm sao cho sức khỏe của lực lượng đặc biệt này phải được chuẩn đoán trung thực nhất, chính xác nhất, để bảo đảm cho những chuyến bay của hàng không Việt Nam bảo đảm an toàn tuyệt đối, bay cao, bay xa đưa người Việt Nam ra thế giới và chào đón bạn bè quốc tế đến với Việt Nam.
Đỗ Mạnh
* Bài viết thể hiện văn phong và quan điểm riêng của tác giả