+
Aa
-
like
comment

Hang dơi bí mật có thể hé lộ nguồn gốc nCoV

13/02/2020 10:05

Ẩn sâu ngoài môi trường tự nhiên ở Trung Quốc là một hang động chứa đầy dơi, có thể nắm giữ câu trả lời về cách các nhà khoa học đối phó với dịch bệnh virus Corona.

tq: phat hien bat ngo ve hang doi va khang the virus corona trong mau nguoi song gan do hinh anh 1
Các chuyên gia tại Viện virus học ở Vũ Hán khám phá hang dơi ở tỉnh Vân Nam.

Theo Mirror, vị trí chính xác của hang động trên cho đến nay vẫn là bí mật. Nhưng cách đây vài năm, một nhóm các nhà khoa học nghiên cứu về hang động ở tỉnh Vân Nam đã có phát hiện bất ngờ trong máu của những người sống gần đó.

Họ phát hiện những con dơi trong hang động chứa virus Corona tương đối giống với dịch SARS bùng phát năm 2003. Kết quả thử máu của người dân sống gần đó cho thấy họ có kháng thể.

Đây là phát hiện từ cách đây vài năm, trước khi virus Corona bùng phát ở tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc. Đây được coi là chìa khóa giúp các nhà nghiên cứu tìm ra kháng thể chống lại virus Corona mới, hay còn gọi là COVID-19, theo Mirror.

Nhà nghiên cứu Zheng-Li Shi ở viện Virus học Vũ Hán cùng các cộng sự đã có phát hiện đột phá trên vào năm 2017. Tháng trước, bà Zheng cũng bác bỏ những tin đồn rằng COVID-19 là virus rò rỉ từ phòng thí nghiệm.

Nhóm nghiên cứu giữ bí mật vị trí hang dơi. Ảnh: EcoHealth Alliance.

Đáng chú ý, virus Corona tìm thấy trong cơ thể dơi ở Vân Nam giống tới 96% với virus Corona mới bùng phát ở Vũ Hán hồi cuối tháng 12. Trong số 400 người được lấy mẫu máu, có 3% số người có kháng thể chống lại chủng virus Corona.

Phát hiện trên cho thấy việc virus Corona lây nhiễm sang người không phải là hiện tượng mới. “Chúng tôi không biết họ (người dân ở Vân Nam) có bị ốm không. Không rõ họ nhiễm virus từ bao giờ, nhưng có một điều chắc chắn rằng virus Corona từ loài dơi đã nhiều lần lây sang người”, các chuyên gia cho biết.

nCoV đã giết chết hơn 1.300 người và lây nhiễm sang 60.161 người trên khắp thế giới từ khi dịch bệnh bùng phát vào cuối tháng 12. Các nhà khoa học cho rằng virus truyền sang người từ động vật tại một khu chợ ở Vũ Hán, thành phố ở tâm dịch. Tuy nhiên, giới nghiên cứu chưa thể kết luận chính xác loài vật nào truyền nCoV sang người. Dơi là động vật mang virus corona, vì vậy chúng được xếp vào nhóm thủ phạm có thể truyền bệnh cùng với rắn và tê tê. Dơi móng ngựa là một trong 4 loài dơi trong nghiên cứu kéo dài 5 năm sau khi nhóm của giáo sư Shi quay trở lại hang động lần thứ hai năm 2005.

“Năm 2005, chính giáo sư Shi và cộng sự đã chứng minh dịch SARS do một virus ở dơi gây ra và truyền sang người. Nhóm nghiên cứu đã theo dõi virus corona ở dơi từ sau đó, cảnh báo một số chủng đặc biệt thích hợp gây đại dịch ở người. Trong báo cáo năm 2017, sau gần 5 năm thu thập mẫu phân dơi tại hang động Vân Nam, họ tìm thấy virus corona ở nhiều cá thể thuộc 4 loài dơi khác nhau, bao gồm dơi móng ngựa trung gian, bởi xung quanh lỗ mũi của chúng nhô ra phần da giống chiếc đĩa”, David Quammem, tác giả cuốn Spillover: Animal Infections and the Next Human Pandemic, chia sẻ với trang New York Times.

Theo Quammem, các nghiên cứu tiết lộ chủng nCoV có nguồn gốc từ Vũ Hán khác biệt với mọi chủng virus corona khác. Theo nghĩa này, nCoV là chủng mới và thậm chí có thể nguy hiểm đối với con người hơn các chủng virus corona khác.

Dù là người tiên phong nghiên cứu về virus corona, giáo sư Shi bị nhiều người Trung Quốc đổ lỗi gây ra dịch bệnh mới nhất. Trong những tuần gần đây, bà trở thành đối tượng của nhiều thuyết âm mưu cho rằng nCoV thoát ra từ một phòng thí nghiệm của Shi ở Viện Vi trùng học Vũ Hán. Số lượt tìm kiếm tên giáo sư Shi hàng ngày trên Internet tăng vọt gấp 2.000 lần trước khi phát hiện dịch, nhưng phần lớn bài đăng trên internet và mạng xã hội Trung Quốc đều tiêu cực. Một số người còn gọi bà là “mẹ của quỷ dữ”, theo tờ SCMP.

Giáo sư Shi kịch liệt phủ nhận các cáo buộc. Tuần trước, bà đã gửi tin nhắn cho bạn bè trên mạng WeChat và khẳng định “Tôi lấy tính mạng để thề virus không liên quan gì đến phòng thí nghiệm”.

Hoài Nam (t.h)

Bài mới
Đọc nhiều