+
Aa
-
like
comment

Hạn chế xuất khẩu lúa gạo, Ấn Độ đang dần bị Việt Nam vượt mặt

Tuệ Ngô - 16/09/2022 11:53

Trang Reuters gần đây cho hay, Ấn Độ – quốc gia xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới – vừa quyết định áp thuế đối với một số loại gạo xuất khẩu để đảm bảo nguồn cung trong nước do sản lượng giảm. Động thái trên được dự báo có thể gây xáo trộn thị trường lương thực toàn cầu và làm gia tăng lo ngại về tình trạng lạm phát lương thực.

Việt Nam xuất khẩu gạo

Theo đó, Ấn Độ đã cấm xuất khẩu gạo tấm và áp thuế 20% đối với các loại gạo khi nước xuất khẩu ngũ cốc lớn nhất thế giới cố gắng tăng nguồn cung và làm dịu giá nội địa, nguyên nhân được cho là do lượng mưa gió mùa dưới mức trung bình đã hạn chế việc trồng trọt.

Chưa dừng lại, Ấn Độ cũng cấm xuất khẩu gạo 100% tấm, loại gạo mà một số nước nghèo ở châu Phi nhập khẩu để làm thực phẩm, mặc dù loại gạo đó chủ yếu được dùng làm thức ăn chăn nuôi.

Himanshu Agarwal, Giám đốc điều hành tại Satyam Balajee, nhà xuất khẩu gạo lớn nhất Ấn Độ cho biết: “Hoạt động giao dịch gạo bị tê liệt trên khắp châu Á. Các công ty kinh doanh hàng hoá không muốn cam kết bất cứ điều gì một cách vội vàng. Ấn Độ chiếm hơn 40% các lô hàng toàn cầu. Vì vậy, không ai chắc chắn giá sẽ tăng bao nhiêu trong những tháng tới”.

Ấn Độ chiếm hơn 40% xuất khẩu gạo toàn cầu

Trước động thái trên, các nhà nhập khẩu gạo hàng đầu thế giới là Trung Quốc và Philippines có thể sẽ bị ảnh hưởng trực tiếp bởi đây là những nhà nhập khẩu gạo tấm lớn nhất của Ấn Độ.

Ấn Độ chiếm hơn 40% lượng gạo xuất khẩu toàn cầu và cạnh tranh trực tiếp với Thái Lan, Việt Nam, Pakistan và Myanmar trên thị trường thế giới. Việc bị hạn chế xuất khẩu lúa gạo ở đất nước đa văn hoá này đã góp phần tạo điều kiện cho sản lượng xuất khẩu lúa gạo ở các nước đối thủ.

Theo đó, mức thuế mới có thể sẽ không khuyến khích người mua mua hàng từ Ấn Độ và khiến họ chuyển hướng sang các đối thủ như Việt Nam và Thái Lan, những nước đang gặp khó khăn trong việc tăng lô hàng và tăng giá.

Được biết, Ấn Độ và Trung Quốc là hai nước cung cấp một nửa tổng sản lượng gạo toàn cầu. Việt Nam đứng thứ 5 và Thái Lan đứng thứ 6 trong danh sách các nhà sản xuất lớn.

Hạn chế xuất khẩu gạo, Ấn Độ đang giúp Việt Nam tăng thị phần.

Tuy nhiên, vào năm 2021, Việt Nam đã xuất khẩu 6,15 triệu tấn gạo, lớn thứ hai trên toàn cầu chỉ sau Ấn Độ. Theo tình hình hiện tại, Việt Nam sẽ nắm bắt cơ hội đẩy mạnh xuất khẩu, đảm bảo an ninh lương thực cho toàn cầu.

Giờ đây, các doanh nghiệp ngành lúa gạo Việt Nam sẽ có nhiều cơ hội tiếp cận với thị trường mới trong bối cảnh Việt Nam tham gia các Hiệp định thương mại tự do. Đáng chú ý, khu vực ASEAN không có điều kiện tốt để sản xuất lúa gạo, khiến nhu cầu nhập khẩu tăng cao. Thị trường này đang mở ra nhiều cơ hội Việt Nam vượt mặt Ấn Độ.

Ngoài Philippines, gạo Việt Nam còn được xuất khẩu sang các thị trường quan trọng khác trong ASEAN như Malaysia, Singapore, Indonesia, Brunei. Đáng chú ý, xuất khẩu gạo sang thị trường Malaysia trong tháng 1/2022 tăng mạnh cả về lượng và kim ngạch so với tháng 12/2021, với mức tăng tương ứng 163,4% và 156%; và so với tháng 1/2021 cũng tăng mạnh 104% về khối lượng và tăng 67,5% về kim ngạch, đạt 34.925 tấn, tương đương 16,07 triệu USD.

Trên thực tế, nhiều chuyên gia ngành lúa gạo cho biết, những năm gần đây, cơ cấu gạo xuất khẩu của Việt Nam ngày càng có sự chuyển dịch theo hướng tăng về chất lượng. Đó là các doanh nghiệp chú trọng sản xuất và đưa ra thị trường nước ngoài các sản phẩm gạo thơm, gạo đặc sản, gạo trắng phẩm cấp cao với giá bán và giá trị gia tăng cao hơn.

Tuệ Ngô

Bài mới
Đọc nhiều