Tàu ngầm Kilo-636 và hơn thế nữa
Khi bản hợp đồng đặt mua cùng lúc 6 chiếc tàu ngầm Kilo-636 hiện đại từ Nga của Hải quân Việt Nam được công bố đã khiến những người yêu quân sự nước nhà hết sức vui mừng.
Hải quân Việt Nam phát triển đột phá chưa từng cóNgày 20/6/2011, đã đánh dấu một bước phát triển mang tính đột phá chưa từng có của Hải quân Việt Nam khi Lữ đoàn Tàu ngầm 189 – đơn vị đặc biệt, trọng điểm được thành lập. Tuy nhiên, tại thời điểm này ít người biết đến sự kiện quan trọng này.
Nhưng trước đó, vào năm 2009, một tin vui cực lớn ập tới khiến người yêu quân sự Việt Nam có phần choáng váng, ngỡ như chỉ có trong mơ, cảm xúc đã thực sự vỡ òa: Hợp đồng đặt mua cùng lúc tới 6 chiếc tàu ngầm Kilo-636 rất hiện đại từ Nga đã chính thức được ký kết.
Mốc son thứ hai được ghi dấu khi sau thời gian vận hành chạy thử, lễ tiếp nhận tàu ngầm Kilo 636 hiện đại đầu tiên của Hải quân Việt Nam mang tên Tàu ngầm Hà Nội, số hiệu HQ-182, đã chính thức diễn ra tại Căn cứ Cam Ranh, vịnh Cam Ranh (Khánh Hòa).
Đây là thành công bước đầu rất quan trọng trong lộ trình xây dựng và phát triển lực lượng tàu ngầm hiện đại của Hải quân Việt Nam, với nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ chủ quyền biển, đảo Tổ quốc trong giai đoạn mới.
Nối tiếp nhau, lần lượt các tàu ngầm HQ-183 (TP. Hồ Chí Minh), HQ-184 (Hải Phòng), HQ-185 (Khánh Hòa), HQ-186 (Đà Nẵng) và HQ-187 (Bà Rịa – Vũng Tàu) lần lượt được bàn giao và chính thức được đưa vào biên chế của Lữ đoàn tàu ngầm 189 làm nhiệm vụ huấn luyện sẵn sàng chiến đấu.
“Nắm đấm thép dưới lòng biển” đã đủ mạnhĐầu năm 2017, Bà Rịa – Vũng Tàu, tàu ngầm Kilo-636, chiếc cuối cùng trong loạt 6 tàu mà Nga đóng cho Việt Nam đã cập cảng Cam Ranh an toàn để gia nhập đội hình của Lữ đoàn tàu ngầm 189.
Sự kiện này đánh dấu bước phát triển vượt bậc của HQVN khi hoàn tất chương trình xây dựng Lữ đoàn tàu ngầm hoàn chỉnh đầu tiên sau nhiều năm ấp ủ.
Và chúng cũng chính là những mảnh ghép đặc biệt quan trọng, giúp HQVN lần đầu tiên thực sự có khả năng tác chiến trong không gian 3 chiều: trên không, trên mặt nước và dưới mặt nước – điều mà không phải quốc gia có biển, có tiềm lực kinh tế mạnh nào cũng có thể thực hiện và thực hiện tốt được.
Với các tàu ngầm Kilo-636, HQVN có nhiều lựa chọn hơn khi phải đối phó với những tình huống xảy ra, cho phép triển khai những “nắm đấm thép bí mật” dưới lòng biển, khiến sức mạnh phòng thủ, sức mạnh bảo vệ chủ quyền biển đảo tăng lên gấp bội.
Bình luận về sự kiện HQVN tiếp nhận các tàu ngầm Kilo-636 hiện đại, Carl Thayer – Giáo sư danh dự trường Đại học New South Wales, Australia đã cho rằng:
“Những con tàu này [tàu ngầm Kilo-636] cho thấy chiến lược quốc phòng của Việt Nam đã bước sang một kỷ nguyên mới, trong đó, các lực lượng vũ trang được trang bị đầy đủ để bảo vệ chủ quyền biển đảo đất nước”.
Trong khi đó, ông Igor Korotchenko, giám đốc Trung tâm Phân tích thị trường vũ khí thế giới của Nga nhận định: “Tàu ngầm Kilo với tên lửa Club mang lại cho Việt Nam khả năng phòng ngự từ xa hiệu quả”.
Báo nước ngoài đồng loạt khẳng định: Tàu ngầm Kilo Việt Nam – Xứng danh nắm đấm thépSự kiện Việt Nam liên tục tiếp nhận các tàu ngầm Kilo-636 không chỉ được giới chuyên môn theo dõi sát sao mà còn thu hút sự chú ý của các nhà bình luận quân sự, các hãng thông tấn và đông đảo người yêu thích quân sự.
Bằng cách này hay cách khác, tựu chung lại đều là những đánh giá tích cực. Có thể kể ra đây một số bình luận đáng chú ý:
“Moscow đã đồng ý tích hợp tính năng phóng tên lửa chống hạm Club-S cho tàu ngầm Kilo của Việt Nam trong khi tàu ngầm Kilo xuất khẩu cho một số quốc gia khác không có tính năng này. Club-S mang lại sức mạnh tác chiến vượt trội cho Hải quân Việt Nam”.
Báo Sputnik (Nga) dẫn bài viết “”Hạm đội ngầm – sức mạnh quân sự mới của Việt Nam” của Chuyên gia quân sự Victor Litovkin:
“Việc thành lập hạm đội ngầm là một nhiệm vụ rất quan trọng đối với Việt Nam. Bất kỳ quốc gia ven biển đều có thể đối mặt với mối đe dọa an ninh nếu không có hạm đội tàu ngầm. Các tàu ngầm giúp giải quyết nhiều nhiệm vụ mà các tàu mặt nước không thể giải quyết nổi”.
Hãng thông tấn RIA Novosti (Nga) dẫn nguồn tin từ phòng thông tin của Tổng công ty đóng tàu (OSK):
“Tàu Kilo có khả năng phát hiện mục tiêu ở khoảng cách lớn gấp 3-4 lần so với khả năng của các tàu ngầm đối phương. Khả năng di chuyển cực êm, hầu như không tạo ồn của tàu ngầm lớp Varshavyanka được NATO thán phục, gọi là “hố đen đại dương – Black Hole”.
Tạp chí Business Insider (Mỹ):
“Cùng với tên lửa phòng không S-300, tàu ngầm Kilo xứng đáng là hai loại vũ khí mạnh nhất của Việt Nam do Nga sản xuất”.
Tạp chí News Week (Mỹ):
“Trước tiên, tàu ngầm Kilo của Việt Nam được trang bị hệ thống tên lửa Club-S có thể tấn công nhiều loại mục tiêu khác nhau với tầm bắn lên tới 300km. Hệ thống vũ khí này Nga chỉ bán cho Việt Nam và hai nước khác là Ấn Độ và Algeria”.
Sở hữu sức mạnh đáng nể như truyền thông quốc tế ca ngợi, việc HQVN hoàn tất việc phát triển Lữ đoàn tàu ngầm đầu tiên là cần thiết nhằm mục tiêu phòng thủ, bảo vệ đất nước.
Bình Nguyên