Hải quân Indonesia mạnh nhất khu vực nhưng thua Hải quân Việt Nam ở điểm này
Nhận thấy được sựu ưu việc của tàu ngầm trong tác chiến hải quân, Việt Nam đã ký hợp đồng mua của Nga 6 tàu ngầm lớp Kilo thuộc Dự án 636 Varshavyanka (NATO định danh: Kilo cải tiến) trị giá 2 tỷ USD. Cả 6 chiếc đều được biên chế cho lữ đoàn 189, đáp ứng nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền biển đảo tổ quốc trong tình hình mới mới.
Tất cả các quốc gia trên thế giới đều biên chế cho mình tàu cứu hộ tàu ngầm chuyên dụng để xử lý những vấn đề mà tàu ngầm không may gặp phải. Đứng trước tình hình đó, Quân ủy Trung ương và Bộ Quốc phòng đã quyết định phê duyệt dự án đầu tư đóng mới tàu tìm kiếm, cứu nạn tàu ngầm đa năng Yết Kiêu đáp ứng yêu cầu cấp thiết của nhiệm vụ tìm kiếm, cứu nạn tàu ngầm, các tàu mặt nước, khảo sát, thăm dò, nghiên cứu đáy biển và tìm kiếm, hỗ trợ trục vớt các vật thể dưới nước và thực thi các nhiệm vụ khác được giao. Và nhiệm vụ quan trọng này đã được Bộ Quốc phòng giao cho Nhà máy đóng tàu Z189 thuộc Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng.
Sau 17 tháng thi công đúng tiến độ (khởi đóng từ 24/5/2018), đảm bảo chất lượng, quy trình quy phạm về an toàn lao động của tổ chức đăng kiểm quốc tế, ngày 4/12/2019, tàu cứu hộ tàu ngầm đầu tiên của Hải quân Nhân dân Việt Nam, tàu 927-Yết Kiêu đã được hạ thủy.
Việc chế tạo thành công tàu cứu hộ tàu ngầm cỡ lớn là một thành tựu đáng kể của nền công nghiệp quốc phòng Việt Nam, đồng thời góp phần thực hiện tốt nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền biển, đảo thiêng liêng của Tổ quốc.
Được biết, trước tàu 927-Yết Kiêu, Nhà máy đóng tàu Z189 cũng đã hoàn thành hợp đồng liên doanh với Công ty đóng tàu Damen (Hà Lan) đóng mới hai tàu cứu hộ tàu ngầm hiện đại Besant “EGS 8316” cho Hải quân Hoàng gia Australia. Đây cũng là tiền đề quan trọng giúp Nhà máy 189 có thêm kinh nghiệm trong thi công tàu 927.
Tàu cứu hộ tàu ngầm hiện đại của Hải quân Việt Nam
Theo báo Quân đội Nhân dân, tàu 927-Yết Kiêu được đóng mới theo lớp “RGS 9316” do Công ty đóng tàu Damen phát triển, đây là phiên bản nâng cấp từ lớp EGS 8316 với kích thước khoang tàu rộng hơn cho phép theo mang nhiều thiết bị chuyên dụng cho những nhiệm vụ đặc biệt.
Đây là loại tàu cứu hộ thế hệ mới, thực hiện nhiệm vụ cứu hộ tàu ngầm với các thiết bị chuyên dụng có tính vượt trội như phát hiện tọa độ, điện thoại liên lạc và robot lặn kết nối với tàu ngầm để cứu nạn thuyền viên khi tàu gặp sự cố. Ngoài ra tàu còn có sàn đỗ trực thăng trước mũi.
Tàu có thể định vị vị trí, neo không dây trong điều kiện thời tiết phức tạp. Tàu có chiều dài gần 100m, rộng 16m và chiều cao mạn 7.2m, lượng nước giãn tới 3.950 tấn, tàu có thể di chuyển với tốc độ tối đa lên tới 16 hải lý giờ tương đương với khoảng 28 km/h.
Tàu 927-Yết Kiêu được trang bị các thiết bị hiện đại, có thể hoạt động liên tục trên biển 30 ngày đêm, khả năng chịu sóng cấp 9, gió cấp 12 để tàu có thể thực hiện hoạt động tìm kiếm cứu nạn ngầm.
Indonesia có hải quân mạnh nhất Đông Nam Á nhưng vẫn thua Việt Nam
Ngày 21/4, trong 1 cuộc diễn tập phóng ngư lôi của Indonesia, Tàu ngầm KRI Nanggala 402 đã mất tích bí ẩn. Indonesia đã tung tất cả lực lượng của mình để tìm kiếm nhưng bất lực do không có tàu cứu hộ tàu ngầm chuyên dụng. Việc này làm giảm hiệu quả của việc tìm tàu ngầm bị tai nạn cho nên Indonesia buộc phải tìm kiếm sự hỗ trợ từ bên ngoài là Singapore và Australia.
Điều đó có nghĩa là quốc gia khác có thể tha hồ “tìm kiếm” ở những vùng biển nhạy cảm của Indonesia và khó có thể biết họ vào vùng biển của mình chỉ để tìm kiếm cứu hộ hay còn mục đích khác
Indonesia có 109 tàu chiến, 5 chiếc tàu ngầm và được đánh giá là quốc gia có lực lượng hải quân mạnh nhất Đông Nam Á nhưng họ lại không có tàu cứu hộ tàu ngầm chuyên dụng.
VN có 52 tàu chiến nhưng có 6 tàu ngầm và tự sản xuất được tàu cứu hộ tàu ngầm. Điều đó càng cho thấy tầm nhìn chiến lược của VN trong việc bảo vệ chủ quyền biển đảo của tổ quốc
Quang Minh