+
Aa
-
like
comment

Hai cuộc khủng hoảng giằng xé nước Mỹ: Covid-19 và bạo lực cảnh sát

01/06/2020 08:06

Khi nước Mỹ chưa vượt qua được đại dịch Covid-19 khiến hơn 100.000 người thiệt mạng thì một cơn bão khác đã ập đến: làn sóng biểu tình phản đối cảnh sát sử dụng bạo lực.

Hai dịch bệnh song song đang tàn phá nước Mỹ: virus corona và việc cảnh sát giết chết những người đàn ông và phụ nữ da đen.

Cuộc sống của Jimmy Mills bị ảnh hưởng bởi cả hai thứ này. Tiệm cắt tóc của ông ở Minneapolis là một trong nhiều cơ sở kinh doanh do người da đen làm chủ ở khu vực đang trầy trật để tồn tại qua dịch Covid-19.

Nhưng ông Mills vẫn đầy hy vọng vì sau 2 tháng phải đóng cửa, tiệm tóc của anh dự kiến được mở cửa trở lại vào tuần tới.

Hai cuoc khung hoang giang xe nuoc My: Covid-19 va bao luc canh sat hinh anh 1 00covid_connection04_superJumbo.jpg
Người biểu tình tập trung ở Minneapolis hôm 29/5, nhằm phản đối phân biệt chủng tộc và việc cảnh sát lạm dụng vũ lực với người da đen. Ảnh: New York Times.

“Giống như bị bắn vào bụng vậy”Thế nhưng ngày 29/5 vừa qua, khu vực tập trung tầng lớp dân lao động mà ông Mills phục vụ suốt 12 năm qua bị rung chuyển bởi các vụ bạo động và biểu tình bùng lên sau khi George Floyd, một công dân da đen thiệt mạng vì bị cảnh sát sử dụng vũ lực quá mức.

“Đầu tiên là virus corona, và giờ đây là thứ này – giống như là bị bắn vào bụng vậy”, ông Mills, 56 tuổi, chia sẻ.

Làn sóng phản đối nổ ra sau khi xuất hiện đoạn băng cho thấy nạn nhân George Floyd bị một cảnh sát da trắng ghì đầu gối lên gáy trong hơn 7 phút, bất chấp ông Floyd nói không thở được.

Dường như cả nước Mỹ đều lên cơn thịnh nộ sau khi xem đoạn băng này, với các cuộc biểu tình nổ ra ở hàng chục thành phố.

Có thể nói sự việc xảy ra không đúng thời điểm, khi mà người dân Mỹ đang rất nhạy cảm trước những mất mát vì Covid-19, với hơn 100.000 người thiệt mạng và hàng chục triệu người mất việc làm.

Người dân Minneapolis cho rằng sự phẫn nộ và biểu tình sau vụ George Floyd bị giết là hậu quả của việc cộng đồng ở đây đã bị thách thức liên tục trong vòng vài tuần trở lại đây, bởi cả bạo lực cảnh sát và virus – theo cách khiến cho bất bình đẳng chủng tộc ở Mỹ lộ diện một cách sâu sắc.

Đại dịch Covid-19 gây ra những thiệt hại to lớn về kinh tế và sức khoẻ, nhưng theo một cách không đồng đều. Người da đen và người gốc Mỹ Latin có nguy cơ cao hơn bị mất việc làm. Những người khác trong số họ thì lại thuộc nhóm làm việc theo giờ, được trả lương thấp và mạo hiểm sức khoẻ của họ để đi làm tại cửa hàng tạp hoá, viện dưỡng lão, nhà máy, lò mổ cũng như những công việc chân tay không thể “làm từ xa”.

Cộng đồng người da đen ở bang Minnesota cũng bị ảnh hưởng nghiêm trọng về mặt sức khoẻ do virus corona – điều xảy ra trên khắp nước Mỹ khi những cộng đồng gốc Phi có tỷ lệ nhiễm bệnh và tử vong cao hơn so với các chủng tộc khác.

Một ước tính cho thấy 29% số ca nhiễm Covid-19 ở Minnesota là người da đen, trong khi bộ phận này chỉ chiếm 6% dân số toàn bang. Tại thành phố Minneapolis, 35% ca nhiễm Covid-19 là người Mỹ gốc Phi, trong khi họ chỉ chiếm ít hơn 20% dân số.

“Không có từ ngữ nào để mô tả những gì mọi người đang phải trải qua”, ông Mohamud Noor, thành viên nghị viện bang Minnesota, người đại diện cho quận có phần đông dân nhập cư từ Somali, chia sẻ.

Hai cuoc khung hoang giang xe nuoc My: Covid-19 va bao luc canh sat hinh anh 2 merlin_172983999_2b5b5b6e_ab66_44fe_9739_693cc25d94b9_jumbo.jpg
Người biểu tình nghỉ ngơi sau cuộc bạo động kéo dài xuyên đêm ở Minneapolis tối ngày 29/5. Chính quyền địa phương đã ban hành lệnh giới nghiêm sau 20h. Ảnh: New York Times.

Ông trẻ của Noor qua đời vì Covid-19 cách đây vài ngày, và ông Noor nói đã không còn đếm được các thành viên gia đình đã mất vì virus. Dân biểu này cho rằng việc đóng cửa trường học làm các học sinh nghèo – những người không có máy tính hoặc kết nối Internet ổn định – bị ảnh hưởng nhiều nhất vì họ không thể tham gia các lớp học trực tuyến.

Làn sóng mất việc diễn ra trên toàn quốc cũng làm tỷ lệ thất nghiệp ở địa phương tăng vọt. 200 doanh nghiệp và công ty đã bị thiệt hại trong làn sóng bạo động vừa qua và ông Noor quan ngại rằng điều này sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng hơn tới nền kinh tế địa phương.

“Nhiều người vốn đã nghèo và không có nhiều, và sự tàn phá (do bạo động) sẽ thật sự ảnh hưởng đến họ”, ông Noor nhận định.

Bao giờ nước Mỹ hết phân biệt chủng tộc?Cửa kính bên ngoài tiệm tóc của ông Mills bị đập vỡ, và người ta đã lấy đi chiếc TV, một số dụng cụ và tông-đơ của ông. Nhưng có vẻ như ông vẫn còn may mắn vì 2 cửa hàng bên cạnh – một tiệm tạp hoá và một cửa hàng mỹ phẩm – đã bị đốt cháy tới mức không còn thứ gì.

Giờ đây, khi không có điện, nước rò trên sàn và cảnh sát cũng như vệ binh quốc gia bao vây khu phố, ông Mills không thể biết khi nào mới có thể mở cửa trở lại tiệm tóc J-Klips của mình.

Theo ông Tyler Sit, mục sư tại Nhà thờ Thành phố Mới, nằm cách hiện trường nơi George Floyd tử vong chỉ vài dẫy nhà, cho biết rằng nhiều người trẻ tại Minneapolis, đặc biệt là những người thuộc cộng đồng thiểu số, từng làm một lúc 2 hay 3 công việc bán thời gian – hầu hết bị mất toàn bộ việc làm khi dịch bệnh bùng phát. Họ giờ đây thất nghiệp và không được hưởng trợ cấp từ chương trình của chính phủ.

Vì vậy, theo ông Sit, những người này có thời gian để nhận thức và phản ứng với những gì diễn ra trên các kênh tin tức, và họ quyết định xuống đường.

“Tôi nghe thấy những tin tức từ thành viên trong cộng đồng, cân nhắc về việc họ có nên xuống đường hay không. Họ không muốn mắc Covid-19 và giúp dịch bệnh lây lan nếu chẳng may họ là người ko xuất hiện triệu chứng. Tuy nhiên, có cảm giác mạnh mẽ rằng chúng tôi phải làm gì đó, vì thành phố của chúng tôi đang bốc cháy”, ông Sit chia sẻ.

Hai cuoc khung hoang giang xe nuoc My: Covid-19 va bao luc canh sat hinh anh 3 merlin_172975941_129af4d1_f80e_4143_9a37_5c5ef8fea11a_superJumbo.jpg
Nước mắt của một binh sĩ thuộc lực lượng vệ binh quốc gia đang làm nhiệm vụ kiểm soát bạo động tại Minneapolis. Ảnh: New York Times.

Tại Atlanta, Denver, New York và nhiều nơi khác, những người biểu tình cũng quyết định xuống đường bất chấp đại dịch. Họ đeo khẩu trang và khăn che mặt để bảo vệ bản thân trước virus corona, cũng như trước hơi cay của cảnh sát.

Ông Rashown Ray, nhà xã hội học và nhà nghiên cứu tại Viện Brookings – một thinktank trung lập ở Washington – cho rằng điểm khác biệt quan trọng giữa đại dịch Covid-19 với sự phân biệt chủng tộc, đó là một ngày nào đó Covid-19 có thể bị đánh bại bởi một vắc-xin.

“Chúng ta chưa từng đạt tới một thời điểm khi mà sự phân biệt chủng tộc không phải là một phần quan trọng trong cuộc sống của mọi người dân Mỹ”, ông Ray nhận xét.

Sơn Trần/ZN

Bài mới
Đọc nhiều