Hai “con quái vật” đe dọa nền kinh tế Trung Quốc
Vào đầu năm 2019 Chủ tịch Tập Cận Bình đã có một cuộc họp bất thường với các lãnh đạo cấp cao của Trung Quốc và trăn trở mối lo về nền kinh tế của siêu cường thứ 2 thế giới đang bị hai “con quái vật” “thiên nga đen” và “tê giác xám” đe dọa.
Trong thuật ngữ thị trường tài chính, “thiên nga đen” đề cập đến một sự cố không lường trước nghiêm trọng chưa từng biết đến. Thuật ngữ “thiên nga đen” xuất hiện vào cuối thế kỷ 17 khi những con thiên nga đen được phát hiện ở Úc, gây sốc cho người phương Tây, vốn lâu nay cho rằng chúng không hề tồn tại.
Trong khi đó, “tê giác xám” ám chỉ đến một nguy cơ tiềm tàng rất rõ ràng nhưng bị bỏ qua. Thông thường, tê giác khá hiền lành, không có gì đáng để tâm. Nhưng một khi con vật to lớn nổi giận, không ai có thể đưa nó trở lại tầm kiểm soát.
Theo South China Morning Post, trong suốt hai năm qua chính quyền Trung Quốc đã nỗ lực “giam cầm” cả hai con quái vật tài chính này. Hồi tháng 1/2019, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình khẳng định Bắc Kinh cần đặc biệt cẩn trọng với “thiên nga đen”, trong khi phải ngăn chặn nguy cơ “tê giác xám” tung hoành ngoài tầm kiểm soát. Tháng 09/2019 nỗi lo âu của ông Tập Cận Bình đã trở thành sự thật, vấn đề của nền kinh tế Trung Quốc bây giờ là họ có quá nhiều “thiên nga đen” (Tăng trưởng kinh tế suy giảm) và “tê giác xám” (nợ phình to), không chỉ có 1 hoặc 2 con.
“Tê giác xám” của Trung Quốc sơ bộ bao gồm: Bong bóng BĐS và nợ xấu phình to đến giờ tầm 34.000 tỷ đô. Nợ xấu bao gồm tín dụng đen, nợ lớn của các doanh nghiệp nhà nước, nợ ẩn giấu của các chính quyền địa phương và các hành vi gây quỹ bất hợp pháp.
Vấn đề của TQ bây giờ là không thể cùng lúc kiểm soát 2 con quái vật khổng lồ “thiên nga đen” và “tê giác xám”.
Với việc Ngân hàng TW Trung Quốc tuyên bố bơm thêm 126 tỷ đô để kích thích kinh tế cứu con “thiên nga đen”, đồng nghĩa “tê giác xám” nợ xấu sẽ quay trở lại quậy tưng nền kinh tế Trung Quốc.
Cùng với việc đổ tiền vào xây dựng hạ tầng kích thích kinh tế, quả bom nợ Trung Quốc lại được ních hơi bơm căng, có nghĩa thời điểm nổ được lùi lại và tiếng nổ sẽ to hơn, sức công phá hoành tráng hơn.
Với các đòn đánh mang tính chất điểm huyệt của Tổng thống Trump, đến giờ Trung Quốc đã thất thủ khi cố khống chế 2 con quái vật tài chính này. Và khi “thiên nga đen” và “tê giác xám” cùng lộng hành, vùng vẫy, các nguy cơ sau đây sẽ bộc lộ rõ nét:
1. Tốc độ tăng trưởng kinh tế Trung Quốc từ trên 10% năm giảm dần xuống trên dưới 6% như hiện nay và tiến tới 2% vào trước năm 2030.
2. Khoảng cách giàu nghèo và phân phối thu nhập không công bằng nới rộng.
3. Các tập đoàn được Trung Quốc chống lưng, là các con “tê giác xám” vay vốn từ ngân hàng Trung Quốc để tiến hành các thương vụ M&A tại nước ngoài sẽ không thể kiểm soát và sẽ chi phối lại chính sách của chính phủ.
4. Nông thôn suy bại, thành thị lưu động: nổi bật nhất là nông thôn ngày càng suy bại, lạc hậu, thành thị ngày càng phồn vinh, hiện đại. Nhưng cái “thành thị hóa” này là giả, không có nội dung thực chất, mà là tiến hành bằng sự trả giá tước đoạt nông thôn. Cư dân thành thị phần lớn là lưu động, không ổn định.
Trung Quốc đã chấp nhận lùi bước tạm thời do cuộc khủng hoảng thịt lợn, chấp nhận nhập khẩu trở lại đậu nành từ Mỹ mà không kèm theo bất kỳ điều kiện đổi chác nào. Và cơn bão tiếp theo Trung Quốc phải xử lý đó là bong bóng BĐS, hơn 80% tài sản người dân Trung Quốc sở hữu bây giờ là BĐS và khi nó vỡ tung thành ảo ảnh, người Trung Quốc sẽ hiểu thế nào là sự vô thường và vô nghĩa của khối tài sản họ đang nắm giữ.
Phạm Kiên Cường