+
Aa
-
like
comment

Hai anh em nguy kịch vì COVID-19, nắm tay nhau vượt qua cửa “tử thần”

30/07/2021 08:45

Hà Nội đang lấy ý kiến dự thảo người chạy xe ôm chở khách, chở hàng hóa phải có thẻ hành nghề. Đề xuất này đang gây nhiều băn khoăn, tranh cãi liệu có cần thiết hay chỉ ‘đẻ’ thêm thủ tục?

Số lượng xe công nghệ hai bánh tại Hà Nội, TP.HCM rất lớn

Theo anh Trần Ngọc T. (Q.Hà Đông, Hà Nội), tài xế xe ôm công nghệ biết thông tin về đề xuất của Hà Nội khi lướt báo. “Nếu được lấy ý kiến, tôi sẽ phản đối. Tôi chạy xe theo app của hãng, đã đăng ký đầy đủ thông tin và cũng công khai trên ứng dụng của thiết bị cả mặt mũi, biển số xe lẫn thông tin cá nhân. Bây giờ không hiểu cần giấy hành nghề làm gì?”, anh T. nói.

Theo thống kê, hiện Hà Nội có trên 8,1 triệu xe, trong đó ô tô khoảng 1,1 triệu xe, và khoảng 7 triệu xe máy. Ngoài ra còn khoảng 1,2 triệu xe các loại từ các tỉnh thành khác tham gia giao thông tại thủ đô.

Dù chưa có thống kê số lượng chính thức, song trên thực tế, thị trường xe hai bánh chở khách và chở người đang phát triển rất sôi động tại Hà Nội và nhiều tỉnh, thành cả nước, với sự góp mặt của các hãng trong nước cũng như nước ngoài.

Với “xe ôm” công nghệ chở khách có Grab, Xanh, Be. Các hãng vận chuyển có GHN (Giao hàng nhanh), Giao hàng Tiết kiệm, Ahamove… Ngoài ra có lực lượng ship đồ ăn như Grabfood, Shopee Food, Go food, Befood…

Đa phần các hãng đều có logo thương hiệu riêng để phân biệt và giúp người tiêu dùng nhận diện. Tuy nhiên, tình trạng phóng nhanh vượt ẩu, mất an toàn giao thông rất lớn. Song câu chuyện quản lý thế nào đối với đội ngũ tài xế xe hai bánh đang ngày càng nở ra rất nhiều này lại khá loay hoay.

UBND TP.Hà Nội đang lấy ý kiến nhân dân để hoàn thiện dự thảo quyết định việc sử dụng xe mô tô, xe gắn máy, xe thô sơ để kinh doanh vận chuyển hành khách, hàng hóa trên địa bàn. Dự kiến ban hành chính thức vào cuối năm 2024, có hiệu lực ngay sau đó.

Theo dự thảo, đối với người điều khiển các phương tiện trên để chở khách (xe ôm) hay hàng hóa phải đăng ký với UBND phường, xã, thị trấn để xác nhận đóng dấu vào thẻ hoạt động vận chuyển. Thẻ hoạt động vận chuyển do tổ chức, cá nhân tự in ấn theo mẫu.

Đối với UBND xã, phường, ngoài việc đóng dấu xác nhận thẻ hoạt động và lập danh sách đơn vị vận tải, người điều khiển phương tiện thì cơ quan này còn được giao bố trí vị trí đón trả khách cho xe ôm và xếp dỡ hàng hóa cho xe gắn máy, xe thô sơ tham gia kinh doanh.

Tuy nhiên, dự thảo hiện chưa nêu biện pháp chế tài trong trường hợp tài xế không có thẻ hành nghề.

Cụ thể, đại diện một hãng xe công nghệ cho biết không đồng tình với đề xuất và sẽ có ý kiến cụ thể gửi phản hồi lên Sở GTVT Hà Nội.

Theo ông Nguyễn Văn Quyền, Chủ tịch Hiệp hội vận tải Việt Nam, việc quản lý bằng thẻ hành nghề phải đồng bộ với đăng ký kinh doanh. Người ta đăng ký kinh doanh bằng ngành nghề mới có cơ sở quản lý việc cấp giấy phép hành nghề.

“Nhưng thực tế các loại hình đang vận hành dưới dạng kinh tế chia sẻ, thời gian nhàn rỗi người ta chạy thêm để có thêm thu nhập. Các quy định pháp luật về kinh doanh cũng chưa bắt buộc người kinh doanh nhỏ phải đăng ký kinh doanh”, ông Quyền nói.

Chuyên gia này cũng băn khoăn không rõ đề xuất của Hà Nội thiên về mục đích đảm bảo quản lý về kinh doanh hay đảm bảo an toàn giao thông. Điều kiện để được hành nghề phải trải qua tập huấn, có tác động về quản lý để nâng cao an toàn giao thông thì cần thiết.

Việc cấp thẻ phải có mục tiêu rõ ràng và có tác động quản lý từ phía cơ quan chuyên môn để nâng cao chất lượng dịch vụ, đảm bảo an toàn giao thông. Nhưng nếu như dự thảo, ai đang hành nghề đến phường, xã đăng ký để được cấp thẻ, thì không có nhiều ý nghĩa mà lại thêm một thủ tục, ông Quyền nói.

Bích Ngân 

Bài mới
Đọc nhiều