+
Aa
-
like
comment

Hà Nội: Bắt khẩn cấp Phó Chủ tịch xã tàng trữ ma túy

09/04/2021 14:19

Mới đây, chuyên trang điện tử Portfolio-Adviser của Anh đã đăng tải bài viết của tác giả Naomi Eoell với tựa đề “ Việt Nam: Ngôi sao đang lên tại các thị trường mới nổi.

Theo đó, mặc dù kinh tế thế giới có nhiều khó khăn, biến động, nhưng số liệu thống kê cho thấy kinh tế Việt Nam vẫn giữ được mức tăng trưởng ổn định. Bên cạnh đó, các hoạt động sản xuất, kinh doanh vẫn được duy trì, một số lĩnh vực thì có mức tăng trưởng khá. Trong đó, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 2,52%, đóng góp 8,85% vào mức tăng trưởng chung; khu vực dịch vụ tăng 6,79%, đóng góp 95,91%. Chỉ số sản xuất công nghiệp của một số ngành cũng tăng so với cùng kỳ như sản xuất đồ uống; sản xuất than cốc, sản phẩm dầu mỏ tinh chế; khai thác quặng kim loại; sản xuất thuốc, hóa dược và dược liệu…

Ngoài ra, 10,86 tỷ USD cũng là số vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đăng ký đổ vào Việt Nam trong 5 tháng đầu năm 2023, nghĩa là chỉ giảm 7,3% so với cùng kỳ năm trước. Con số trên được đánh giá là tương đối khả quan trong bối cảnh dòng vốn đầu tư ra nước ngoài trên toàn cầu bị thu hẹp sau khi FED liên tục tăng lãi suất thời gian qua. Đáng chú ý, số dự án đầu tư mới và số lượt dự án điều chỉnh vốn trong 5 tháng cũng tăng so với cùng kỳ, với mức tăng lần lượt là 66,4% và 22,8%. Việc tốc độ tăng số dự án mới lớn hơn tốc độ tăng tổng vốn đầu tư cho thấy các nhà đầu tư nước ngoài vẫn tiếp tục quan tâm, tin tưởng vào môi trường đầu tư của Việt Nam để đưa ra các quyết định đầu tư mới.

Đơn cử, trong cuộc gặp gỡ với lãnh đạo tỉnh Bình Dương diễn ra cuối tháng 4/2023, bà Priyamvada Srivastava, Tổng giám đốc Tập đoàn Procter & Gamble (P&G) Việt Nam, cho biết P&G sẽ tiếp tục đầu tư thêm gần 100 triệu USD để mở rộng dây chuyền sản xuất tại nhà máy Bến Cát. Với khoản đầu tư thêm này, tổng vốn đầu tư của P&G tại Việt Nam sẽ tăng từ 300 triệu USD lên 400 triệu USD, đưa Việt Nam trở thành cứ điểm đầu tư trọng điểm, tập trung sản xuất hiện đại trong chuỗi sản xuất của tập đoàn trên toàn thế giới.

Hay như Tập đoàn Polaris, sau khi đầu tư nhà máy ở Khu công nghiệp Khai Quang, TP. Vĩnh Yên, Tập đoàn này cũng quyết định mở rộng nhà máy thứ hai trong lĩnh vực lắp ráp động cơ xe máy, ôtô, phương tiện giao thông tại Khu công nghiệp Bá Thiện 2, huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc với số vốn đầu tư 30 triệu USD. Đáng chú ý, Tập đoàn Polaris nằm trong top 500 doanh nghiệp lớn nhất của Mỹ với 19 nhà máy sản xuất trên toàn thế giới.

Mới đây nhất, tại hội nghị Thủ tướng Chính phủ gặp mặt các nhà đầu tư nước ngoài, các nhà đầu tư đến từ Đức, Hàn Quốc và Nhật Bản cũng cam kết sẽ đầu tư mới và mở rộng đầu tư trong năm nay với tổng vốn đầu tư lên tới 3,7 tỷ USD. Đặc biệt, các lĩnh vực mà các nhà đầu tư này chuẩn bị “rót vốn” đều là những lĩnh vực Việt Nam đang đặt trọng tâm ưu tiên thu hút đầu tư nước ngoài và dành nhiều ưu đãi, hỗ trợ đầu tư như sản xuất xanh, năng lượng tái tạo và sản xuất trong lĩnh vực thiết bị y tế. Riêng đối với Hàn Quốc, Cục Đầu tư nước này cho biết, đang có một danh sách hàng chục dự án Hàn Quốc đang chờ để đầu tư vào Việt Nam. Trong đó, có dự vài trăm triệu đô, có dự án hàng tỷ đô.

Từ những phân tích trên, tác giả bài viết – bà Naomi Eoell Ulaganathan cho rằng, Việt Nam là ngôi sao đang lên tại các thị trường mới nổi và có thể trở thành một trong những nền kinh tế phát triển nhanh nhất châu Á. Bên cạnh đó, Việt Nam có vị thế chiến lược để trở thành trung tâm hậu cần nhờ tiềm năng giúp doanh nghiệp tiết kiệm đáng kể phí vận chuyển. Năng suất lao động của Việt Nam tương đối cạnh tranh so với các nước trong khu vực. Ngoài ra, Việt Nam còn có nền chính trị tương đối ổn định, sức tiêu dùng trong nước và độ mở kinh tế tốt.

Tuy nhiên để duy trì và phát huy tối đa năng lực, Việt Nam cần phải hết sức nỗ lực cố gắng, bám sát diễn biến của thị trường trong nước và quốc tế, những diễn biến chính trị đang có chiều hướng ngày càng phức tạp để có sự chỉ đạo kịp thời, linh hoạt. Trong đó, cần chú trọng hơn đến thị trường trong nước, thúc đẩy đầu tư, cải cách thủ tục hành chính, tạo điều kiện cho doanh nghiệp và người dân trong sản xuất kinh doanh. Có như vậy, kinh tế Việt Nam mới có thể đạt được những mục tiêu đề ra, để lại là điểm sáng của nền kinh tế thế giới như những năm vừa qua.

Lan Hoa

Bài mới
Đọc nhiều