+
Aa
-
like
comment

Hạ lãi suất – Tỏa sáng tinh thần đoàn kết vì cộng đồng của doanh nghiệp

Diệu Hương - 29/11/2022 10:04

Trong bối cảnh còn nhiều khó khăn, thách thức từ thị trường trong và ngoài nước, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã kêu gọi tinh thần đoàn kết, mong muốn các ngân hàng thương mại cùng chia sẻ với cả nước để tạo ra nguồn lực, sức mạnh phát triển mới.

Đây là lúc các ngân hàng thương mại chia sẻ với cả nước để tạo ra nguồn lực, sức mạnh phát triển mới.

Doanh nghiệp cạn vốn, hoạt động chông chênh

Khảo sát chung các hiệp hội doanh nghiệp, Ban Nghiên cứu Phát triển Kinh tế tư nhân, thuộc Hội đồng tư vấn cải cách thủ tục hành chính của Thủ tướng (Ban IV) cho biết, các doanh nghiệp hiện giờ đang phải đối mặt với khó khăn chưa từng có trong hoạt động sản xuất kinh doanh do thiếu vốn. Việc này đặt các doanh nghiệp vào tình thế hết sức cấp bách, ảnh hưởng tới sức cạnh tranh của nhiều ngành, lĩnh vực và nội tại nền kinh tế.

Thách thức về việc tiếp cận nguồn vốn khiến các doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn trong việc duy trì hoạt động sản xuất, kinh doanh, thu mua và chuẩn bị nguyên vật liệu cho các kỳ sản xuất năm 2023, cũng như duy trì công ăn việc làm cho người lao động. Vấn đề càng trở nên nghiêm trọng do dòng tiền của các doanh nghiệp đã cạn kiệt sau hơn 2 năm dịch bệnh.

Thách thức về việc tiếp cận nguồn vốn khiến các doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn trong việc duy trì hoạt động sản xuất, kinh doanh, thu mua và chuẩn bị nguyên vật liệu cho các kỳ sản xuất năm 2023, cũng như duy trì công ăn việc làm cho người lao động.

Trong lúc chờ đợi phân bổ chỉ tiêu tín dụng tiếp theo, nhiều doanh nghiệp ngành thép đối diện với “khủng hoảng lớn” khi phải bán sản phẩm thấp hơn giá vốn 30-40% để có dòng tiền hoạt động với chi phí lãi vay rất cao.

Hay như doanh nghiệp các ngành công nghiệp hỗ trợ, họ trước đây có thể sử dụng hợp đồng đã ký kết hoặc thế chấp bất động sản để vay vốn. Nhưng hiện nay, các ngân hàng không giải ngân do áp lực về room tín dụng nên doanh nghiệp cũng không thể tiếp nhận và ký kết hợp đồng mới.

Còn với doanh nghiệp nông nghiệp, do không thể tiếp cận được với tín dụng nên đã bỏ lỡ cơ hội thu mua nguyên liệu nông sản (đặc biệt các loại hạt nguyên liệu) có thời gian thu mua gấp, tập trung ở các tháng cuối năm và đầu năm 2023, nên dự báo rất khó cạnh tranh được với các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI).

Doanh nghiệp nông nghiệp, do không thể tiếp cận được với tín dụng nên đã bỏ lỡ cơ hội thu mua nguyên liệu nông sản.

Cùng với đó, thách thức về duy trì các kênh huy động vốn trung và dài hạn để mở rộng đầu tư, phục hồi doanh nghiệp cũng đang là vấn đề lớn với các doanh nghiệp.

Hiệu ứng sụt giảm niềm tin từ thị trường đối với các doanh nghiệp bất động sản đã lan rộng tới mọi loại hình doanh nghiệp khác, khiến kênh huy động trái phiếu không thể giúp doanh nghiệp thu hút được các nhà đầu tư trong ngắn hạn để giải quyết các bài toán cấp bách.

Hạ lãi suất – cơ hội để doanh nghiệp chuyển mình

Ngân hàng và khách hàng là mối quan hệ cộng sinh. Doanh nghiệp có hoạt động kinh doanh tốt mới có điều kiện trả nợ ngân hàng. Tuy nhiên, thông thường khi lãi suất huy động tăng, lãi suất cho vay sẽ tăng lên theo, điều này cũng đem lại lợi nhuận cao hơn cho ngân hàng. Vậy tại sao nhiều ngân hàng lại chọn hướng đi ngược lại, là giảm lãi suất cho vay?

Chọn hướng đi như vậy là bởi các ngân hàng đã và đang hưởng ứng lời kêu gọi của Thủ tướng Chính phủ về tinh thần đoàn kết, chia sẻ khó khăn, hỗ trợ, giúp đỡ người dân, doanh nghiệp cùng vượt qua khó khăn.

Ngân hàng ABBank đang dành 350 tỷ đồng để ưu đãi cho vay khách hàng cá nhân sản xuất kinh doanh, với mức lãi tối đa 5,5%/năm, thấp hơn nhiều so với mức lãi suất huy động vào. Ngân hàng TMCP Quân đội (MB Bank) cũng có những gói ưu đãi riêng, giảm 0,5-1%/năm cho các lĩnh vực ưu tiên, sản xuất, xuất nhập khẩu…

Các ngân hàng đã và đang hưởng ứng lời kêu gọi của Thủ tướng Chính phủ về tinh thần đoàn kết, chia sẻ khó khăn, hỗ trợ, giúp đỡ người dân, doanh nghiệp cùng vượt qua khó khăn.

Một số ngân hàng cho biết quyết định giảm lãi suất đầu ra dù chi phí đầu vào tăng mạnh khi lãi suất huy động các kỳ hạn 2, 4 và 9 tháng đã tăng khoảng 1 điểm phần trăm. Đây được xem là thông tin tích cực, giúp hạ nhiệt bớt áp lực về lãi suất thời gian qua. Đặc biệt, mức giảm lãi suất cho vay càng có ý nghĩa hơn khi được áp dụng trong 2 tháng cuối năm, vốn được xem là cao điểm nhu cầu vốn cho sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

Theo các chuyên gia kinh tế, trong những tháng cuối năm, nhu cầu vốn của các doanh nghiệp tăng cao, trong khi nguồn tiền của doanh nghiệp rất hạn hẹp vì khó có thể huy động được vốn từ phát hành trái phiếu, thậm chí còn phải mua trái phiếu trước hạn. Do đó, các doanh nghiệp sẽ phải phụ thuộc vào nguồn vốn tín dụng ngân hàng và việc các ngân hàng giảm lãi suất cũng đã giảm tải đáng kể áp lực cho nhu cầu vốn cuối năm và đầu năm sau của doanh nghiệp.

Như vậy, áp lực từ thế giới đang có phần hạ nhiệt và với cách điều hành linh hoạt của Chính phủ, các giải pháp quản trị chi phí hiệu quả từ các ngân hàng thương mại, mặt bằng lãi suất cho vay kỳ vọng sẽ được giữ ở mức hợp lý, góp phần hỗ trợ phục hồi kinh tế.

Diệu Hương

Bài mới
Đọc nhiều