+
Aa
-
like
comment

Grab ném đá giấu tay!

08/12/2020 12:55

Mặc cho khách hàng than phiền về giá cước lên cao và tài xế diễu hành phản đối chiết khấu tăng mạnh do thuế VAT từ 3 đã thành 10% từ 5/12, Grab vẫn đẩy mọi khó khăn và không hề có động thái chia sẻ nào đối với người góp phần làm đầy túi tiền của mình mấy năm qua! Ngược ngạo hơn, đại diện Grab còn lớn giọng đổ thừa: “do “Nghị định 126 chứ bên Grab không phải tự ý tăng”. Ngay lập tức, những kẻ cơ hội chính trị vô lương “ăn tiền phát ngôn hộ” sẵn sàng đánh tráo khái niệm, chiêu trò “một nửa sự thật”… để Grab xây mộng bá vương không chỉ trên máu, mồ hôi và nước mắt của graber mà còn móc túi người dùng bằng những quy định riêng cực kỳ vô lý.

Tài xế vẫn đang tiếp tục diễu hành tại khu vực Cầu Giấy. Trước đó, các tài xế đã tràn vào trụ sở của Grab tại Hà Nội để đòi quyền lợi nhưng không được giải quyết.

Rất nhiều hãng, dịch vụ và DN trong lúc khó khăn, giá cả tăng mạnh sẽ lựa chọn giải pháp san sẻ bớt lợi nhuận để giữ chân đối tác cùng khách hàng, họ chấp nhận thu ít nhưng lâu dài và xem đó như lời tri ân với ai đồng hành cùng mình.
Nhưng Grab thì hoàn toàn ngược lại, trút tất cả khó khăn, giá tăng lên đầu khách hàng, tài xế để giữ nguyên lợi nhuận cho mình!

Grab đã lách luật bằng cách đội lốt một Công ty công nghệ nhưng bản chất là công ty kinh doanh lĩnh vực giao thông vận tải. Điều này không còn là lách luật nữa mà là gian trá, gian dối. Không chỉ vậy, Công ty TNHH Grab Việt Nam còn khoác lên mình chiếc áo “công nghệ”, với lời hứa sẽ “nỗ lực mang đến cuộc sống an toàn hơn mỗi ngày”. Hiện Grab có khoảng 200 nghìn tài xế (đối tác của Grab), có nhiều người đã tin vào lời hứa đó, mà phá bỏ nhiều giấc mơ dang dở. Nhưng Grab đã “lật kèo” với nhiều đối tác, khiến cuộc sống có phần sung túc của họ thành bấp bênh…!

Để một dự án kinh doanh thành công cần nhiều yếu tố nhưng cơ bản nhất vẫn là: Con người, tài chính và công nghệ. Grab đã thành công khi mang đến giải pháp về công nghệ và tận dụng quá tốt nguồn lực sẵn có là con người và tài chính. Nói cách khác, thành công của Grab có phần không nhỏ của các tài xế (đối tác của Grab) cả về công sức lẫn tài chính. Vậy mà, vì tham vọng “độc bá” trên thương trường, Grab sẵn sàng “siết chặt” thu nhập hoặc loại bỏ những “công thần” đã đóng góp nhiều vào thành công của Grab hôm nay.

Chẳng có lý do gì để phản đối việc áp thuế VAT 10% trên doanh thu cho dịch vụ Grab cả. Thuế tiêu dùng là phổ quát cho mọi mặt hàng, dịch vụ mà 90 triệu dân phải trả. Nếu phản ứng, chúng ta phải hỏi vì sao Grab được biệt đãi trong thời gian dài? Nếu phản ứng, tại sao không đứng về phía những graber thiện lương đang bị grab ăn hiếp bằng cách tăng chiết khấu? Ngay khi nghị định 126 có hiệu lực, Grab lập tức “cứa” thêm 5-6% chiết khấu của tài xế để bù vào VAT họ phải đóng. Dù phí sử dụng ứng dụng không thay đổi, nhưng mức khấu trừ trên mỗi chuyến xe của tài xế sẽ tăng lên lần lượt là 28,3% và 32,8%, tùy từng đối tác tài xế. Hãy tưởng tượng, tài xế còn lại gì sau mức chiết khấu cắt cổ này!

Việc làm của Grab, đích thị là kiểu “sống chết mặc bây”, tròng thêm ách vào cổ người thống khổ. Hãy nhớ rằng, Grab là một tập đoàn lớn, họ hoàn toàn có thể khấu trừ VAT bằng một loạt các chi phí đầu vào. Thậm chí, có thể cân bằng về mức gần bằng 0 để không phải chịu thuế.

Thái độ coi thường, kẻ cả ấy bắt nguồn từ đội ngũ gần trăm ngàn tài xế đang phụ thuộc vào app của họ và hàng triệu khách hàng vẫn quen dùng dịch vụ Grab hay thị phần 75% xe công nghệ họ đang nắm. Không chỉ vậy, họ đang góp phần đẩy bất đồng, mâu thuẫn và bức xúc lên cao để mọi ca thán đều hướng về chính sách thuế mới, còn Grab vô can!

Ném đá giấu tay kiểu đấy không đẹp, chẳng bền và tin rằng dần dà khách hàng, tài xế sẽ nhận ra chiêu trò cùng kiểu cách chỉ biết lợi cho Grab, đẩy khó cho chính những người kiếm tiền cho mình. Chơi kiểu này đạo đức kinh doanh để đâu? Họ đang quên hay cố tình quên? Nhưng Grab nên nhớ dù hùng mạnh hay đông khách hàng cách nào thì rất nhiều ông lớn đã từng sụp đổ, tan vỡ khi coi thường khách hàng, đối tác và lập lờ đánh lận còn mình rung đùi hưởng lợi như thế.

Tài xế GrabBike Huỳnh Tiến Hải cho biết sau mỗi khi có quy định mới anh thấy khá chán nản vì nó ảnh hưởng rất nhiều đến thu nhập.

Việc tăng thuế VAT từ 3% lên 10% từ 5/12 đối với dịch vụ Grab công bằng và hợp lý nếu so với các loại hình vận tải khác lâu nay vẫn chịu mức thuế ấy. Tuy nhiên các cơ quan quản lý cũng nuông chiều Grab quá lâu với mức thuế quá nhẹ để rồi bây giờ nhận búa rìu dư luận khi buộc Grab vào khuôn khổ. Nếu cho rằng, Nghị định mới của Chính phủ là muốn “chèn ép Grab”, chèn ép doanh nghiệp nước ngoài.

Thật ra bạn nào giờ còn suy nghĩ như thế này thì tôi thua. Các bạn hiểu bản chất của Tư bản, của thương lái con buôn không? Cứ nơi nào được ưu đãi, nơi nào có lợi… thì bọn họ nhảy vào. Nên nhớ những thương lái tư bản, bọn họ là bậc thầy về lách luật và trốn thuế đấy. Việt Nam mà tìm cách chèn ép doanh nghiệp nước ngoài, vậy thì có sự xuất hiện của hàng loạt chi nhánh của Grab không? Điều mà các bạn chỉ liếc qua đã thấy bất công ngang trái, ấy vậy mà các doanh nghiệp nước ngoài to tổ bố kia người ta không nhận thấy sao? Họ cứ cố chen chân vào thị trường Việt Nam để chịu chèn ép, để chịu ngược đãi để phục vụ cho công dân VN sao? Kính thưa các bạn của tôi! Các bạn cần phải hiểu ngược lại. Ấy tức là VN chúng ta đang có rất nhiều chính sách ưu đãi tốt dành cho Grab, vậy nên họ mới ùn ùn kéo vào xâm chiếm thị phần đó.

Chính quyền không hề cấm Grab kinh doanh, mà chúng ta chỉ yêu cầu Grab phải kinh doanh đúng ngành nghề và đóng thuế đầy đủ theo quy định. Thực tế, ở “nước nhà người ta”, nơi các bạn vẫn cho rằng đó là “công bằng, dân chủ và văn minh” ấy, vào đầu năm 2018, Tòa Liên minh châu Âu (EU) vừa ra phán quyết coi Uber như hãng cung cấp dịch vụ vận tải thông thường rồi nhé. Điều đó có nghĩa Uber/Grab sẽ không được hưởng các ưu đãi như trước đây và phải có nghĩa vụ đóng thuế và có chính sách thỏa đáng cho các lái xe Grab.

Việc chửi rủa mức thuế mới để “nhẹ tội” cho Grab là điều đáng trách vì tiếp tay cho họ bào mòn công sức, tiền bạc của chính người Việt Nam.

T.H

Tags:
Bài mới
Đọc nhiều