+
Aa
-
like
comment

Grab chơi bẩn và cú bẻ lái “thần sầu”

Thế Khoa - 08/12/2020 14:00

Những ngày nay, trên nhiều diễn đàn, hội nhóm hình ảnh những đoàn người mặc áo đồng phục Grab, căng băng rôn đình công để phản đối việc Grab tăng tiền khấu trừ với tài xế đang được cư dân mạng chia sẻ bình luận rầm rộ. Sự phản đối của giới tài xế Grab này cũng là điều dễ hiểu, bởi họ chạy hồng hộc như trâu ngoài đường cả ngày, kiếm được nhiêu tiền phải nộp 20% tiền sử dụng ứng dụng của Grab và 3 % tiền khấu từ VAT đã khổ sở lắm rồi, giờ tăng lên thành 30% khấu trừ thì tài xế biết lấy gì mà sống? Tuy nhiên, điều đáng nói ở đây là ngay sau khi sự việc xảy ra, trên một số trang mạng như Việt Tân, Nhật ký yêu nước… cùng đối tượng Đỗ Ngà, Ngô Xuân Diện, linh mục Nguyễn Ngọc Nam Phong… đã đưa tin lập lờ rằng “tài xế Grab biểu tình phản đối nhà nước đánh thuế vào thu nhập của họ”, rồi thì “Nghị định 126 đang triệt đường sống của người lao động nghèo”; “nghị định không xuất phát từ thực tiễn, chỉ biết đè đầu dân nghèo ra bòn rút để đưa vào ngân sách rồi lại đi giải cứu những đứa giàu, tập đoàn lớn ”; “Đảng vặt lông vịt”, bác tài Grab bị trước tiên”…

Tài xế bức xúc vì Grab nâng mức khấu trừ

Trước khi nói về pha bẻ lái “thần sầu” đến từ một số kẻ nhân danh dân chủ ở trên, thì tôi xin bàn về hành động “ném đá giấu tay”, nếu không muốn nói là “chơi bẩn” của Grab.

Mọi người thắc mắc vì sao Grab bị áp thuế VAT 10%? Không phải ngẫu nhiên mà Chính phủ ban hành Nghị định 126, quy định các hãng xe ôm công nghệ phải chịu mức thuế GTGT 10% đối với mọi cuốc xe. Bởi cùng một loại hình kinh doanh vận tải, nhưng trong khi các doanh nghiệp truyền thống phải nộp thuế VAT 10%, thì các hãng xe công nghệ như Grab chỉ phải chịu mức thuế 3%. Rõ ràng, việc nhà nước yêu cầu tăng mức thuế đối với hãng xe công nghệ này là hoàn toàn hợp lý và công bằng, Chính phủ đang tạo ra môi trường kinh doanh cạnh tranh lành mạnh, bình đẳng giữa các doanh nghiệp với nhau. Như thế có gì là sai?

Đã làm ăn thì phải đóng thuế, lâu nay các hãng xe truyền thống vẫn đóng thuế bình thường, ngay cả hãng xe là Baemin ngay từ đầu cũng đã chịu thuế 10% VAT chứ không được miễn giảm thời gian dài như Grab, nhưng có ai kêu ca gì đâu?  Thẳng thắn mà nói là những năm qua, các cơ quan chức năng đã “nương tay” với mức thuế quá nhẹ với doanh nghiệp Grab rồi, đến khi siết chặt lại, để tạo ra môi trường kinh doanh công bằng, thì hãng xe công nghệ này là chơi trò phủi bỏ trách nhiệm với thái độ coi thường, kẻ cả. Một đại diện của doanh nghiệp này lên tiếng rằng: “đây là quy định của nhà nước chứ bên Grab không phải tự ý tăng như vậy”. Câu trả lời này đã góp phần đẩy bất đồng, mâu thuẫn và bức xúc lên cao, để mọi ca thán hướng về chính sách mới, còn Grab thì vô can.

Quá phũ phàng, Grab sẵn sàng bóp yết hầu của những “công thần”, những người đã đóng góp cả về công sức lẫn tài chính nhiều vào thành công của Grab ngày hôm nay. Ấy vậy mà khi đã thu tài xế 20% tiền sử dụng ứng dụng Grab, 3% tiền khấu trừ, thì giờ đây khi chính sách về thuế thay đổi, thì Grab đã lạnh lùng đứng ngoài cuộc không chia sẻ khi khách hàng và tài xế gặp khó khăn. Về lâu dài, hãng này sẽ bước vào một cuộc đua khốc liệt mới. Lợi thế không chỉ là những con số %, mà còn là cách đối xử với tài xế, với khách hàng, thay vì quan hệ đối tác như hiện tại.

Việc cánh tài xế đình công, phản đối cách hành xử của Grab là chuyện chính đáng, hoàn toàn bình thường và rất nhiều người ủng hộ việc này! Họ đấu tranh cho quyền lợi của mình thì không có gì là sai cả, miễn sao đấu tranh đúng nơi, đúng chỗ. Ấy vậy nhưng, việc một số kẻ nhân danh dân chủ lại móc nối sự việc để bẻ lái sang phản đối chính sách, chủ trương của Đảng và Nhà nước. Thế nhưng, xin hỏi những kẻ nhân danh dân chủ kia rằng chính sách nhà nước đưa ra áp dụng chung với tất cả các doanh nghiệp, tại sao chỉ có mỗi cánh tài xế Grab đình công, phản đối với doanh nghiệp này? Việc các tài xế tắt app, phản đối cũng giống như những người lao động tại các khu công nghiệp đình công để đòi quyền lợi rất bình thường. Cuộc đình công của tài xế Grab là một cuộc tranh chấp quyền lợi bình thường giữa người lao động và chủ doanh nghiệp (Grab là doanh nghiệp cung cấp dịch vụ).

Vậy nên hỡi những kẻ lợi dụng dân chủ kia hãy thôi đánh lận con đen, bẻ lái khiến dư luận hiểu sai vấn đề đi. Nếu thật lòng nghĩ cho các tài xế Grab thì sao không cùng lên tiếng, bảo vệ những người đang bị bào mòn, ăn hiếp trên từng đồng mồ hôi nước mắt, phản đối doanh nghiệp đang cứa một loạt cước phí sử dụng như phí nền tảng, phụ phí dịch vụ từ 23-6h sáng…  lên chính người dân Việt Nam?

Thế Khoa 

Bài mới
Đọc nhiều